Chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965- 1975

Chủ đề   RSS   
  • #470572 12/10/2017

    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965- 1975

    Chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965- 1975

    Vừa qua ngày 06/10/2017 Chính phủ ban hành Nghị định 112/2017/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965- 1975.

    Theo đó, Người được hưởng chế độ, chính sách phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    - Được huy động tham gia kháng chiến theo Nghị quyết Đại hội Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam lần thứ nhất ngày 26 tháng 3 năm 1965.

    - Tham gia tổ chức thanh niên xung phong cơ sở miền Nam do Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam hoặc chính quyền cách mạng cấp khu, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thành lập dưới các hình thức tổ chức như: Đại đội, trung đội, phân đội, tiểu đội, đội hoặc lấy tên đơn vị thanh niên xung phong gắn với địa danh, cấp hành chính.

    - Độ tuổi tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam từ 16 đến 30 tuổi. Trường hợp đặc biệt dưới 16 tuổi, có sức khỏe tốt, tình nguyện gia nhập thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam và được các đơn vị thanh niên xung phong cơ sở chấp nhuận nhưng không dưới 14 tuổi.

    - Có thời gian hoạt động tại cơ sở (xã, ấp, liên xã, liên huyện) từ ngày 26 tháng 3 năm 1965 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    - Phương thức hoạt động không tập trung.

    - Thực hiện một trong các nhiệm vụ sau:

    + Làm giao liên dẫn đường, diệt ác ôn và chống tề.

    + Làm công tác địch vận, tổ chức hoạt động liên lạc với những người của cách mạng hoạt động trong tổ chức của địch.

    + Bảo vệ và chăm, nuôi cán bộ cách mạng.

    + Trực tiếp tải thương, tiếp đạn phục vụ lực lượng vũ trang chính quy và lực lượng vũ trang địa phương.

    + Trực tiếp vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc men, tài liệu từ vùng địch chiếm đóng ra căn cứ và ngược lại.

    + Lập ấp, xã chiến đấu, tham gia xây dựng chiến hào, làm đường phục vụ kháng chiến; phá hủy cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị phục vụ chiến tranh của địch.

    + Tham gia phục vụ chiến đấu hoặc tham gia phục vụ các chiến trường khi có yêu cầu của cấp trên.

    + Tham gia thực hiện một số nhiệm vụ khác do tổ chức cách mạng phân công.

    Xem chi tiết tại Nghị định 112/2017/NĐ-CP hiệu lực ngày 20/11/2017.

     
    2449 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận