Chế độ, chính sách đối với người, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

Chủ đề   RSS   
  • #608392 25/01/2024

    beryahh

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/12/2023
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chế độ, chính sách đối với người, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

    Giám định tư pháp là gì? Người, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp có được hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước không?

    Giám định tư pháp là gì?

    Theo khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến:

    Hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bổ sung năm 2020)

    Chế độ đối với người, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

    Căn cứ Điều 20 Thông tư 09-2023-TT-BTP quy định về chế độ, chính sách đối với người, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

    - Được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    - Công chức, viên chức, người lao động trong ngành tư pháp; đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp; cá nhân, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tư pháp hoàn thành tốt nhiệm vụ giám định hoặc tích cực tham gia hoạt động giám định thì được Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời khen thưởng theo thẩm quyền.

    - Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người thực hiện giám định có trách nhiệm bảo đảm thời gian và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định của cơ quan, tổ chức mình; chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời khen thưởng đột xuất đối với người làm giám định của cơ quan, đơn vị, tổ chức mình hoàn thành tốt nhiệm vụ giám định hoặc tích cực tham gia hoạt động giám định.

    Theo đó người, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp và được khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ giám định hoặc tích cực tham gia giám định.

    Quá trình thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp

    Căn cứ Điều 13 Thông tư 09/2023/TT-BTP quy định về quá trình thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp như sau:

    - Nghiên cứu, phân tích kỹ hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định và các tài liệu, thông tin được người trưng cầu, yêu cầu giám định đã giao, cung cấp;

    - Xác định rõ đối tượng, những nội dung chuyên môn cần xem xét, đánh giá;

    - Tiến hành khảo sát hoặc xác minh vấn đề cần thiết có liên quan mà người trưng cầu, yêu cầu giám định không thể cung cấp được tài liệu, thông tin về vấn đề đó (nếu có);

    - Tiến hành so sánh, đối chiếu vấn đề hoặc đối tượng cần giám định với quy chuẩn chuyên môn về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định;

    - Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến chuyên môn cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định;

    - Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định;

    - Lập hồ sơ giám định.

    Trong quá trình thực hiện giám định, người giám định tư pháp có thể sử dụng ý kiến hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác đưa ra, phục vụ cho việc giám định.

    Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết và thống nhất phương án giải quyết.

    Trên đây là quá trình thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp, sau khi hoàn thành quá trình giám định thì người, tổ chức thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bổ sung năm 2020).

     
    42 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận