Chế định luật ủy thác

Chủ đề   RSS   
  • #424028 09/05/2016

    huynhdongquan

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:09/05/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chế định luật ủy thác

    luật sư cho em hỏi.. trinh bày chế định luật ủy thác, nguồn gốc, và áp dụng trong trường hợp nào ạ,, e cảm ơn luật sư ạ

     
    12853 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449723   17/03/2017

    Mình không phải luật sư nhưng cũng học môn luật so sánh và có vài ý kiến muốn trao đổi với bạn như sau:

    Chế định ủy thác:

    Theo định nghĩa của các luật gia người Anh thì chế định ủy thác là : “ Khi một người có các quyền nào đó mà anh ta phải thực hiện vì lợi ích của người thứ ba hoặc để thực hiện một mục tiêu đặc biệt nào đó đã được xác định trước, thì có thể nói rằng người này được uỷ quyền quản lý cho người thứ ba đó hoặc cho mục tiêu đó và được gọi là người quản lý ”( trustee ). 
    Vậy trust là một nghĩa vụ được thi hành trong equity mà dựa trên một người là trustee ( người được uỷ thác ) mà là người chủ sở hữu pháp lý của tài sản quản lý tài sản vì lợi ích của một người khác là beneficiary ( người thụ hưởng ) hoặc nhằm một mục đích xác định.

    Nguồn gốc:

    Chế đinh ủy thác được cho là có nguồn gốc từ người Hy Lạp cổ đại trong các tác phẩm của Aristotle còn ở Anh thì bắt đầu xuất hiện từ thời Trung Cổ. Ở nước Anh, uỷ quyền quản lý là một chế định sáng tạo của equity(tòa công bằng)  Do nhu cầu mong muốn tài sản được sở hữu bởi một người khác hơn người mà có quyền lợi thực sự đối với tài sản. Các Thẩm phán của toà án equity đã có ý tưởng quy định cho những người có quyền đối với các tài sản (đặc biệt là đối với bất động sản) một số nghĩa vụ hạn chế quyền quản lý và định đoạt đối với tài sản của mình và công nhận người bị hạn chế quyền như vậy được hưởng một số quyền “công bằng” ( equity)

    Nó được áp dụng cho rất nhiều trường hợp trong mua bán, thừa kế... mà bạn có thể hình dung ở định nghĩa bên trên.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #507537   14/11/2018

    anh chị và các bạn giúp mình trả lời giùm câu hỏi này với ạ

    phân biệt chế định ủy thác với tặng cho, thừa kế, đại diện ?

     
    Báo quản trị |  
  • #539563   28/02/2020

    fibotrade
    fibotrade

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2020
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Năm 2019 hàng loạt dự án đầu tư tài chính hình thức ủy thác sụp đổ. Cần phải có chế tài nghiệm ngặt để nhà đầu tư yên tâm đầu tư

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn fibotrade vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/02/2020) kenhtaichinh (28/02/2020)
  • #566072   02/01/2021

    tuyen75
    tuyen75

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/02/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 11 lần


    tín thác khác với ủy quyền. chế định tín thác ở các nước anh mỹ đã được hình thành một ngành luật gọi là Trust Law

    trong Trust Law: người chủ sở hữu lập một Trust (dạng văn bản) chuyển giao quyền sở hữu cho người khác được gọi là Trustee để người này toàn quyền quản lý, sử dụng và lợi ích phát sinh từ việc sử dụng tài sản ấy phục vụ cho người thứ 3 là gọi là người thụ hưởng. người lập trust có thể đồng thời là trustee, có thể đồng thời là người thụ hưởng, có thể đồng thời là trustee và người thụ hưởng. khi người lập trust chết thì tài sản được giao trả về cho người thụ hưởng. khác với chế định ủy quyền: người ủy quyền vẫn là chủ sở hữu tài sản, không có việc chuyển giao quyền sở hữu, người ủy quyền vẫn là người định đoạt tài sản, người được ủy quyền chỉ thực hiện với tư cách nhân danh người ủy quyền, khi người ủy quyền chết thì việc ủy quyền chấm dứt.....

     

     
    Báo quản trị |