Chàng giám đốc Quảng Trị đạp xe bán cà phê dạo

Chủ đề   RSS   
  • #299494 26/11/2013

    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Chàng giám đốc Quảng Trị đạp xe bán cà phê dạo

    Nép mình dưới tàn cây, né cái nắng Sài Gòn bỏng rát, Đặng Xuân Sỹ, sinh năm 1985 xoa mái đầu rũ rượi mồ hôi, than bằng giọng Quảng Trị: “Công ty có 11 chiếc xe đạp, phường thu hết chín. Còn hai cái thì hỏng một, cái còn lại thì giám đốc như tôi phải đi đạp lóc cóc vừa đi bán, vừa canh các lực lượng của ủy ban. Không có tiền hàng ngày thì không thể sống chứ chưa dám nói chuyện hoàn thành các ước mơ”.
     
    Đặng Xuân Sỹ lớn lớn từ vùng quê nghèo khó Hải Lăng, Quảng Trị. Ngày rời quê vào TP.HCM học đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Sỹ ôm bao giấc mộng lớn.
     
    Chỉ có điều cũng vì nghèo mà dang dở giấc mơ đến trường.
     
    “Nhiều doanh nhân nổi tiếng thế giới không học đại học. Tôi tự nhủ lòng rồi tạm gác ước mơ giảng đường để… ra đường. Sẵn chiếc xe đạp, tôi pha cà phê đi bán dạo cho cư dân phố thị vốn không có nhiều thời gian la cà quán xá. Mình có sức, có đam mê, sợ gì không dám làm.” Sỹ hồ hởi nhớ lại mấy năm trước.
     
    Nhiều ý tưởng, không ngại khó, Sỹ trang trí chiếc xe đạp sặc sỡ và chất lượng cà phê ngon để thu hút khách nước ngoài. Rồi anh nghĩ cái tên cho thương hiệu cà phê của mình. Phải là một cái tên ấn tượng, mang đầy màu sắc của khát vọng từ một thanh niên nghèo.
     
     
    Sau mấy đêm trằn trọc, anh lấy tên cà phê của mình là Glosyan. Hỏi, Sỹ cười hiền: “Global là toàn cầu. Sy là Sỹ tên tôi và an được viết tắt từ angel nghĩa là thiên thần. Sỹ thiên thần bán cà phê toàn cầu”.
     
    Bạn bè thấy Sỹ bán cà phê ngoài đường, ghé ủng hộ, vui vẻ nói cười về ý tưởng có phần “mơ mộng”. Sỹ chứng minh sự thành công bằng vài tháng sau thành lập công ty từ lợi nhuận bán cà phê. Từ một chiếc xe đạp, anh nâng đội xe lên 11 chiếc. Thuê mấy em sinh viên phụ bán, chia phần trăm. Mỗi bạn sinh viên thu nhập mỗi tháng gần năm triệu đồng.
     
    Giảng đường diệu vợi của đứa em gái nhỏ
     
    “Lập công ty xong, tôi thuê mặt bằng ở quận 5, mỗi tháng gần sáu triệu tiền nhà. Hồi sinh viên ở nhà trọ, giờ làm giám đốc phải ở nhà được được tí xíu. Tôi làm giám đốc nhưng vẫn bán dạo cà phê cho khách Tây, khách Việt. Mười ngàn đồng/ ly và bán hàng bằng phương châm thân thiện, chất lượng và luôn sử dụng tiếng Anh với người nước ngoài cho văn minh.” Sỹ kể, vẫn với nụ cười hiền lành.
     
    Thành công của mô hình cà phê lưu động gắn liền với thành công từ phía gia đình Sỹ. Khoảnh ruộng nhỏ ở quê, giờ chỉ giao cho một mình bố kiếm hột lúa sinh nhai. Sỹ đưa mẹ vào Nam với mình, lo việc nội trợ. Bà mẹ dần quên nỗi mặc cảm vì nghèo mà con dang dở mộng cử nhân…
     
    Rồi hạnh phúc ngập tràn khi em trai Sỹ, cũng là một nhân viên đội xe bán cà phê tốt nghiệp kĩ sư đại học Bách Khoa.
     
    Lo vừa xong cho em trai, Sỹ lại tất tả với cô em gái nhỏ bắt đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc đời: Trở thành nữ bác sĩ đa khoa.
     
    Năm đầu, em thi rớt. Biết sức học của em, Sỹ nhiệt tình vỗ về: "Anh lo được cho em học nữa, thi bằng đậu để làm bác sĩ cứu người. Anh bỏ học thì còn hai em làm ba mẹ nở mặt với bà con."
     
    Sỹ kể: "Mỗi ngày một chiếc xe đạp bán cà phê thu về khoảng một triệu đồng. Tôi chọn xe đạp vì chi phí rẻ và bảo vệ môi trường cho khách tây thấy mình văn minh. Có tiền thì lo gì mà em không học được."
     
     
    Rồi Sỹ chùng giọng: "Mọi ước mơ đó, giờ sắp tan vỡ vì UBND phường Bến Thành cho lực lượng Trật tự Đô thị bắt hết chín chiếc xe đạp. Các bạn sinh viên phải bỏ nghề bán dạo. Tôi gồng mình đạp xe kiếm vài đồng tiền cọc trang trải chi phí thuê nhà, điện nước, thuế của công ty. Lòng buồn như cơm thiu. Nhiều đêm ứa nước mắt khóc thương mẹ, thương em!"
     
    Đó là một ngày đầu tháng 11, khi đạp xe bán cà phê ở khu vực chợ Bến Thành, UBND phường và công an phường này cho người đi bắt xe. Sỹ nhanh chân chạy thoát…
     
    “Tôi buồn vì phường không có một văn bản nào đối với việc giam, thu xe. Khách nước ngoài đang uống cũng bị xua đi, xe cà phê bị nhấc bổng vứt lên xe tải. Mình đã gãy sụp giấc mộng đến trường, chỉ sợ em gái út bỏ học vì lo cho anh thì đối với tôi đó là một nỗi đau khổ, ám ảnh cả đời”. Sỹ lại nép mình dưới tàn cổ thụ, né cái nắng Sài Gòn.
     
    Đôi tay anh xoa xoa mái đầu húi cua vẫn chưa khô những giọt mồ hôi, không biết vì nắng hay những nhọc nhằn…
     
    Theo Một thế giới

     

    Cập nhật bởi TRUTH ngày 26/11/2013 05:47:18 CH
     
    7247 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (27/11/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #299757   27/11/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Chắc là xe đạp bán cafe của bạn này bị liệt vào dạng "bán hàng rong"... Buồn cho 1 giấc mơ đẹp giàu nghị lực đang sáng lạn thì... 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #299960   28/11/2013

    hoangtamdt
    hoangtamdt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    chàng giám đốc này rất vui khi bán cà phê bằng chiếc xe đạp này đấy nhỉ....

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangtamdt vì bài viết hữu ích
    TRUTH (04/12/2013)
  • #300637   04/12/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Mới đây, anh chàng giám đốc "dạo" này lại chia sẻ nỗi lòng của mình.

    “Lập công ty xong, tôi thuê mặt bằng ở quận 5, mỗi tháng gần sáu triệu tiền nhà. Hồi sinh viên ở nhà trọ, giờ làm giám đốc phải ở nhà được được tí xíu. Tôi làm giám đốc nhưng vẫn bán dạo cà phê cho khách Tây, khách Việt. Mười ngàn đồng/ly và bán hàng bằng phương châm thân thiện, chất lượng và luôn sử dụng tiếng Anh với người nước ngoài cho văn minh”, Sỹ kể, vẫn với nụ cười hiền lành.

    Thành công của mô hình cà phê lưu động gắn liền với thành công từ phía gia đình Sỹ. Khoảnh ruộng nhỏ ở quê, giờ chỉ giao cho một mình bố kiếm hột lúa sinh nhai. Sỹ đưa mẹ vào Nam với mình, lo việc nội trợ. Bà mẹ dần quên nỗi mặc cảm vì nghèo mà con dang dở mộng cử nhân.
     
    Rồi hạnh phúc ngập tràn khi em trai Sỹ, cũng là một nhân viên đội xe bán cà phê tốt nghiệp kĩ sư đại học Bách Khoa.
     
    Lo vừa xong cho em trai, Sỹ lại tất tả với cô em gái nhỏ bắt đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc đời: Trở thành nữ bác sĩ đa khoa.
     
    Năm đầu, em thi rớt. Biết sức học của em, Sỹ nhiệt tình vỗ về: “Anh lo được cho em học nữa, thi bằng đậu để làm bác sĩ cứu người. Anh bỏ học thì còn hai em làm ba mẹ nở mặt với bà con.”
     
    Sỹ kể: “Mỗi ngày một chiếc xe đạp bán cà phê thu về khoảng một triệu đồng. Tôi chọn xe đạp vì chi phí rẻ và bảo vệ môi trường cho khách tây thấy mình văn minh. Có tiền thì lo gì mà em không học được.”
     
    Rồi Sỹ chùng giọng: “Mọi ước mơ đó, giờ sắp tan vỡ vì UBND phường Bến Thành cho lực lượng Trật tự Đô thị bắt hết chín chiếc xe đạp. Các bạn sinh viên phải bỏ nghề bán dạo. Tôi gồng mình đạp xe kiếm vài đồng tiền cọc trang trải chi phí thuê nhà, điện nước, thuế của công ty. Lòng buồn như cơm thiu. Nhiều đêm ứa nước mắt khóc thương mẹ, thương em!”
     
    Đó là một ngày đầu tháng 11, khi đạp xe bán cà phê ở khu vực chợ Bến Thành, UBND phường và công an phường này cho người đi bắt xe. Sỹ nhanh chân chạy thoát…
     
    “Tôi buồn vì phường không có một văn bản nào đối với việc giam, thu xe. Khách nước ngoài đang uống cũng bị xua đi, xe cà phê bị nhấc bổng vứt lên xe tải. Mình đã gãy sụp giấc mộng đến trường, chỉ sợ em gái út bỏ học vì lo cho anh thì đối với tôi đó là một nỗi đau khổ, ám ảnh cả đời”. Sỹ lại nép mình dưới tàn cổ thụ, né cái nắng Sài Gòn.
     
    Đôi tay anh xoa xoa mái đầu húi cua vẫn chưa khô những giọt mồ hôi, không biết vì nắng hay những nhọc nhằn.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #347196   28/09/2014

    thuthapkinhnghiem
    thuthapkinhnghiem

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2014
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 1 lần


    câu chuyện thật cảm động người đọc ! nhưng tôi trái ngược quan điểm của chàng giám đốc. quan niệm học vấn là phải học ở trường học là sai lầm trầm trọng. học vấn trong sách la tinh được viết là sự nghiệm ra, rút ra, kết ra. tức không phải trong trường mới có học vấn, trường học chỉ cho ta một số kiến thức cở bản. tôi chúc phúc anh chàng giám đốc sẽ thực hiện được ước mơ của mình.

    không ngừng phấn đấu , không ngừng học hỏi , không ngừng hành động , để đạt được những gì mình muốn. chưa đạt được hoặc thất bại thì tiếp tục !

     
    Báo quản trị |