Chậm nhận hàng, tranh chấp hợp đồng - Bài dự thi số 3 của hiden_face

Chủ đề   RSS   
  • #71636 04/12/2010

    dungcmc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chậm nhận hàng, tranh chấp hợp đồng - Bài dự thi số 3 của hiden_face

    Kinh thưa dân luật, thư viện pháp luật , luật sư

    Công ty chúng tôi có ký hợp đồng nguyên tắc với điều khoản sau : chậm giao hàng phạt không quá 10% và thanh toán tiề hàng trễ phạt không quá 10%, không có điều kiện hủy hợp đồng. tháng 5/2010 , họ có fax đơn đặt hàng mua 9000 kg nguyên liệu dược với giá 153000 đ / kg, được giao vào cuối tháng 6,7,8. Vì thế chúng tôi đã nhập đủ 9000 kg vào tháng 6. Chúng tôi mới giao được 3000 kg vào tháng 6 còn tháng 7 và 8 họ xin chuyển sang tháng 9 và 10 vì lý do sửa kho. Chúng tôi đã chấp nhận với họ.


    Sang tháng 9 họ tiếp tục xin chuyển ngày giao hàng sang 20/11 và 31/12 vì kho không có chỗ chứa, chúng tôi cũng chấp nhận
    18/11 họ lại xin hoãn lịch giao hàng ngày 20/11( mỗi lần xin dời ngày giao hàng họ có mail cho chúng tôi). 1/12 họ có công văn xin hủy 6000 kg còn lại vì họ bị đối tác chấm dứt hợp đồng đột ngột và cho đây là trường hợp bất khả kháng.


    Trong suốt thời gian cho họ dời hàng , số hàng trên không được bán cho đối tác khác vì trên hợp đồng có quy định hàng hóa phải cùng lô và hạn sử dụng phải còn tối thiểu 2/3 tổng hạn sử dụng tính đến lúc nhận hàng.


    Chúng tôi có thể khởi kiện họ để buôc họ nhận hết số hàng trên không ?


    Nếu được thì khởi kiện ngay khi nhận được công văn hủy đặt hàng hay đợi tới 31/12 hết hợp đồng nguyên tắc.
    Xin tư vấn giúp,


    Cảm ơn cộng đồng luật rất nhiều!a

    Cập nhật bởi xmen_8711 ngày 05/12/2010 09:52:43 AM Di chuyển về cuộc thi danluat
     
    17857 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #71767   04/12/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


                 
    Bài dự thi Dân Luật Cùng Vui.
         
    Chào bạn!

    Theo như bạn trình bày thì phía công ty kia đã có hành vi vi phạm hợp đồng. Họ không thể viện dẩn việc đối tác của họ chấm dứt hợp đồng là trường hợp bất khả kháng để hủy hợp đồng vì đây không phải là trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Hơn nữa theo quy định tại điều BLDS về Hủy hợp đồng thì:

    " Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định"


    Từ đó cho thấy bên kia ko có lí do gì là phù hợp với quy định của pháp luật khi hủy hợp đồng với việc viện dẩn do đối tác của họ chấm dứt hợp đồng. Do đó bên kia đã hủy hợp đồng trái pháp luật nên phía bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên kia thực hiện theo đúng hợp đồng.

    Theo mình trước hết bạn nên bàn bạc thỏa thuận với nhau để giải quyết vấn đề vì nếu bạn kiện ra tòa thì sẽ mất thời gian và chi phí nên theo mình nếu được thì chúng ta nên thỏa thuận trước đã  nếu đạt được một thỏa thuận thì bạn đỡ mất thời gian và chi phí cho vụ kiện mà còn giữ được quan hệ tốt với đối tác.

    Mình xin lưu ý thêm là trong bài viết bạn đề cập là bên kia chỉ mới có công văn xin hủy hợp đồng, theo mình thì họ chỉ mới có thông báo về việc muốn hủy hợp đồng cho nên 2 bên có thể thỏa thuận và bạn có thể trả lơi họ ý kiến của mình về công văn xin hủy hợp đồng của họ. Phần tư vấn trên của mình là mình đã đặt trong trường hợp bên kia đã hủy hợp đồng chứ không phải là xin hủy hợp đồng.



    Về câu hỏi thứ hai của bạn về việc:"
    Nếu được thì khởi kiện ngay khi nhận được công văn hủy đặt hàng hay đợi tới 31/12 hết hợp đồng nguyên tắc"

    Theo mình nếu bên kia đã hủy hợp đồng trái pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn thì bạn có thể khởi kiện ra tòa kể từ ngày quyền lợi của mình bị xâm phạm. Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây:


       BLDS có quy định về thời hiệu khởi kiện như sau:

    Điều 427. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự

    Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.

       NQ 01/2005/NQ-HĐTP có quy định:

    2.2. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện:

    a. Thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm và được xác định như sau:

    a.1. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thời hạn thực hiện, nếu hết thời hạn đó mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết hạn thực hiện nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm;

    a.2. Đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thì ngày hết thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm;

    a.3. Trường hợp khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên có thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó, thì việc xác định ngày vi phạm căn cứ vào ngày chấm dứt thoả thuần của các bên và được thực hiện như hướng dẫn tại điểm ai và điểm a2 tiểu mục 2.2 này;

    a.4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, thì ngày vi phạm nghĩa vụ là ngày xảy ra vi phạm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng thì ngày đơn phương đình chỉ hợp đồng là ngày vi phạm.

    a.5. Đối với trường hợp đòi bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tài sản sức khoẻ tính mạng .., thì ngày xảy ra hành vi xâm phạm tài sản, sức khoẻ, tính mạng.. là ngày vi phạm.

    a.6. Trong một quan hệ pháp luật hoặc trong một giao dịch dân sự, nếu hành vi xâm phạm xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính kể từ thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm cuối cùng.

    a.7. Trong các trường h���p được hướng dẫn tại các điểm ai, a2, a3, a4, a5 và a6 tiểu mực 2-2 này nếu các bên có thoả thuận khác về thời hiệu, thì thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện được tính theo thoả thuận của các bên.

    Vài dòng trao đổi hy vọng có thể phần nào trả lời được thắc mắc của bạn. Chúc bạn mau chóng giải quyết vấn đề của mình! Thân chào!


    Cập nhật bởi hiden_face ngày 04/12/2010 11:46:19 PM nhầm lẩn

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #71783   05/12/2010

    dungcmc
    dungcmc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn,

    Cảm ơn bạn rất nhiều

    Chúng tôi đã làm hết cách để giữ mối quan hệ này nhưng quan điểm của họ là hủy hàng. Chúng tôi đã có công văn không chấp nhận việc hủy hàng của họ  và cho họ thời gian chậm nhất 29/4/2011 phải nhận hết số hàng này và họ vẫn giữ quan điểm là hủy hàng.

    Số hàng này có hạn sử dụng đến 6/2013 nhưng theo điều kiện của hợp đồng thì đến 6/2011 không thể giao số hàng này được.Bây giờ họ có công văn xin hủy hàng thí quá ép chúng tôi vì trong suốt thời gian qua chúng tôi rất tôn trọng các điều khoản hợp đồng nên đã không xé lẻ lô hàng bán cho các công ty khác.

    Nếu thời gian khởi kiện kéo dài đến 7/2011 thì có buộc họ nhận hết số hàng đó không ?

    Nếu tòa đã phán quyết mà họ cũng không nhận thì sao?

    Nhờ các bạn tư vấn .Xin Cám ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #71870   05/12/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    Chào bạn!

    Theo trình bày của bạn thì phía bên kia đã hủy hợp đồng trái pháp luật. Theo mình thì bạn có thể kiện ra tòa đòi bên kia thực hiện hợp đồng.


    Về việc nếu thời gian khởi kiện kéo dài đến 7/2011 thì có buộc họ nhận hết số hàng đó không? Nếu tòa đã phán quyết mà họ cũng không nhận thì sao?


    Mình thấy về nguyên tắc bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa để kiện buộc bên kia thực hiện hợp đồng là nhận lô hàng trên như 2 bên đã thỏa thuận. bạn ko phải phân vân về việc điều khoản trong hợp đồng quy định là 6/2011 thì không thể giao hàng nữa vì bên kia đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng chứ không phải do bên bạn không giao hàng, bằng chứng là đến thời điểm giao hàng thì bên kia lại xin hoãn và cho đến bây giờ bên bạn vẩn sẳn sàng giao lô hàng trên cho họ.


    Còn về việc nếu tòa án tuyên một phán quyết buộc họ phải nhận hàng mà họ vẩn không thực hiện thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án buộc họ thi hành phán quyết của tòa án, luật thi hành án có quy định những biện pháp cưỡng chế để đảm bảo bản án của tòa án được thực hiện như:
    khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ;...

    Tuy nhiên theo mình tại sao lại nhất định buộc bên kia nhận hàng, sao chúng ta không kiện đòi bồi thường thiệt hại là giá trị của lô hàng cũng như các chi phí do việc ko nhận hàng của họ gây ra như chi phí kho bãi, bảo quản, trông giữ... vì như bạn trình bày thì họ đã thể hiện rõ là nhất định ko nhận hàng dù cho bạn đã gia hạn cho họ thêm một khoãng thời gian nữa và họ chỉ muốn hủy hợp đồng (và đây là hành vi hủy hợp đồng trái pháp luật, nó có ý nghĩa trong việc chứng minh yêu cầu bồi thường thiệt hại của bạn là có căn cứ).


    Theo mình nếu bạn kiện đòi bồi thường thiệt hại thì hiệu quả đạt được sẽ khá hơn là kiện buộc họ nhận hàng vì nếu bạn kiện ra tòa và đưa ra yêu cầu là buộc họ nhận hàng và mình giả thuyết là tòa án chấp nhận yêu cầu của bạn thì bạn phải tiếp tục có nghĩa vụ bảo quản lô hàng trên để giao cho họ có nghĩa là tiếp tục chịu chi phí bảo quản, trông giữ, kho bãi... cũng như chịu rủi ro đối với lô hàng trên trong khoãng thời gian tòa án giải quyết vụ kiện, thời gian đợi bản án có hiệu lực pháp luật, thời gian yêu cầu thi hành án... và theo mình khoãng thời gia nói trên là dài...và như vậy là bất lợi cho phía bạn.

    Đó chỉ là ý kiến của mình, hy vọng được mọi người trao đổi và góp ý thêm!

    Thân chào!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #71923   06/12/2010

    dungcmc
    dungcmc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn,

    Cám ơn bạn rất nhiều,

    Giá trị phần vi phạm hợp đồng là 1 tỷ. Nếu kiện đòi bồi thường giá trị phần thiệt hại ,chúng tôi được bao nhiêu ?

    Nếu kiện theo hướng này thì giả sử chúng tôi không bán hết số hàng trên thì thiệt hại của chúng tôi rất lớn. Bạn biết không qui định của các công ty dược là rất khó, không dễ bán hết 6000 kg này trong thời gian ngắn.

    Nhờ bạn tư vấn giúp chúng tôi
     
    Báo quản trị |  
  • #71931   06/12/2010

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Chào dungcmc :

    Trong hợp đồng nguyên tắc giữa cty bạn với khách hàng không thấy có mục điều khoản : Nếu một trong hai vi phạm HĐ thì bị phạt bao nhiêu % trị giá hợp đồng ? ở HĐ chỉ nói : chậm giao hàng hoặc chậm thanh toán tiền hàng sẽ chịu phạt 10%/trị giá HĐ. Nghĩa là HĐ này chắc chắn phải diễn ra quan hệ mua - bán.Và thực tế là có diễn ra quan hệ mua bán nhưng không thực hiện 100% của hợp đồng

    Vậy theo hide_face nếu khởi kiện thì văn bản nào quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của KH đối với cty dungcmc khi Hợp Đồng đã được thực hiện 1/3 chặng đường ? và mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu?theo quy định tại văn bản QPPL nào ?
    Mặt khác : trên HĐ nguyên tắc lại quy định rõ :

    #ff0000;">Trong suốt thời gian cho họ dời hàng , số hàng trên không được bán cho đối tác khác vì trên hợp đồng có quy định #ff0000;">#ff0000;">hàng hóa phải cùng lô và hạn sử dụng phải còn tối thiểu 2/3 tổng hạn sử dụng tính đến lúc nhận hàng.

    #0c0c0c;">Vậy, nếu cty của dungcmc chứng minh trước toà đựoc " bằng giấy tờ và chứng cứ " là 6000kg dược liêụ còn lại tồn trong kho là cùng lô với 3000kg đã giao cho khách thì KH chịu rủi ro thế nào với phần 6000kg này ? PL sẽ xử lý ra sao ???
    Nếu giá trên thị trường lúc này của dược liệu đó thấp hơn giá lúc ký kết HĐ giữa 2 bên thì sẽ thế nào đây ???

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #71990   06/12/2010

    dungcmc
    dungcmc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Hiden_face và Bích vân,

    Theo minh được biết pháp luật có chế tài trong thương mại là buộc thực hiện hợp đồng nên mình có thể dựa vào đó để khởi kiện ?

    Xin cám ơn các bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #72009   06/12/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


                  
    Chào chị Vân!

    Em xin trả lời câu hỏi của chị như sau:


     - Về vấn đề:" văn bản nào quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của KH đối với cty dungcmc khi Hợp Đồng đã được thực hiện 1/3 chặng đường ? và mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu?theo quy định tại văn bản QPPL nào ?"

    Nhận thấy hợp đồng mua bán hàng hóa trên giữa công ty dungcmc và KH ( cũng là một công ty) thuộc đối tượng điều chỉnh của luật Thương mại cho nên vấn đề bồi thường thiệt hại được quy định tại luật Thương Mại,phần
    chế tài trong thương mại và giải quyết. Ở phần này có quy định rõ về bồi thường thiệt hại, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ chứng minh...
     
    Vấn đề phải bồi thường bao nhiêu thì khoản 2 điều 302 luật ThươngMạicó quy định:

    " Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm."

    Còn việc văn bản nào quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hợp đồng đã được thực hiện 1/3 chăng đường thì theo em nếu một bên đã vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại theo những quy định của pháp luật (điều chỉnh hợp đồng của các bên) chứ không cần phải xem xét hợp đồng đã thực hiện được bao nhiêu phần vì theo em đây ko phải là yếu tố có thể làm ảnh hưởng nhiều đến việc bồi thường thiệt hại.


    - Về vấn đề:
    #0c0c0c;">nếu cty của dungcmc chứng minh trước toà đựoc " bằng giấy tờ và chứng cứ " là 6000kg dược liêụ còn lại tồn trong kho là cùng lô với 3000kg đã giao cho khách thì KH chịu rủi ro thế nào với phần 6000kg này ? PL sẽ xử lý ra sao ???

    Công ty cmc có thỏa thuận với KH là giao hàng tại kho của KH ( Em nhận định như vậy là căn cứ vào những thông tin mà dungcmc đưa ra là nhiêu lần bên kia đòi hoãn việc nhận hàng vì lí do là sửa kho, kho không có chổ chứa) cho nên đây là trường hợp có địa điểm giao hàng xác định. Theo điều 57 luật thương mại quy định về việc chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định:    


    "
    Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá."
     cho nên trong trường hợp trên KH ko phải chịu rủi ro đối với lô hàng 6000kg mà mình chưa nhận.

     - Về vấn đề: #0c0c0c;">Nếu giá trên thị trường lúc này của dược liệu đó thấp hơn giá lúc ký kết HĐ giữa 2 bên thì sẽ thế nào đây ???

    Ý của chị Vân muốn đề cập đến giá thực hiện hợp đồng hay giá để tính bồi thường thiệt hai?


    Tuy nhiên theo em chúng ta cứ căn cứ vào giá trong hợp đồng mà các bên đả thỏa thuận vì hợp đồng đã được kí kết giữa các bên đã có thỏa thuận về giá. Nếu tính giá để thực hiện hợp đồng thì cứ căn cứ vào giá mà các bên đã thỏa thuận, còn tính giá để bồi thường thiệt hại thì cũng theo giá trong hợp đồng vì như em đã trình bày ở trên về phần thiệt hại phải được bồi thường thì:


    "Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm."

    Ở đây khoản lợi đáng lẻ được hưởng của công ty dungcmc chính là việc bán được lô hàng đã thỏa thuận với mức giá đã thỏa thuận cho KH, còn nếu chúng ta áp dụng mức giá thị trường mà không áp dụng mức giá trong hợp đồng thì ko ổn cho lắm, nếu áp dụng giá thị trường mà giá thị trường thấp hơn thì sẽ thệt cho bên dungcmc còn áp dụng mức giá thị trường mà cao hơn mức giá đã thỏa thuận trong hợp đồng thì sẽ không công bằng lắm vì nếu thực hiện hợp đồng thì công ty dungcmc chỉ nhận được một khoản tiền nhỏ hơn tiền bồi thường thiệt hại vì giá trong hợp đồng thấp hơn giá tính bồi thường thiệt hại mà về nguyên tắc thì thiệt hại đến đâu thì bồi thường đến đấy.


    Cho nên theo em cứ áp dụng giá mà các bên đã thỏa thuận để giải quyết vì suy cho cùng vấn đề hợp đồng chính là sự thỏa thuận của các bên.

    Đó là ý kiến của em, chắc còn nhiều thiếu xót, chị Vân góp ý giúp em nhé! Chào chị! chúc một ngày thật vui!

     

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #72017   06/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Cho mình hỏi mấy vấn đề:

    -  Đề bài có đoạn:
    "chậm giao hàng hoặc chậm thanh toán tiền hàng sẽ chịu phạt 10%/trị giá HĐ". Vậy đây có phải là phạt vi phạm HĐ không ??? Pháp luật không quy định cụ thể việc phạt vi phạm phải thỏa thuận theo kết cấu câu: "Điều...: Nếu một trong hai bên vi phạm HĐ thì bị phạt ... % giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.". Nếu đây là điều khoản phạt vi phạm HĐ thì nó có giá trị pháp lý như thế nào đối với cả hai bên khi vi phạm ???

    - Các mail xin dời ngày giao hàng của bên nhận hàng có giá trị pháp lý hay không - có thể lấy đó làm căn cứ để xác nhận việc bên nhận hàng đã từng xin dời ngày giao hàng hay không. Nếu không thì sao  ???


    - Thời điểm bắt đầu tình thiệt hại cho bên giao hàng là từ khi nào ???

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72060   06/12/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


            
    Chào Boyluat!

    Xin trả lời các câu hỏi của bạn như sau:


    Điều khoản trong trường hợp chúng ta đang bàn trên là điều khoản phạt vi phạm. Nó có giá trị bắt buộc thi hành với các bên. Nêu bên nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm như đã thỏa thuận (boy luật có thể đọc điều này ở bài viết của
    tranthibichvan_tax06 ở phía trên)

    Các mail xin dời ngày giao hàng có giá trị pháp lí, co thể lấy đó làm căn cứ xác nhận việc bên kia đã từng xin dời ngày giao hàng.


    Thời điểm bắt đầu tính thiệt hại là khi nào? Với câu hỏi này thì mời boy luật xem lại bài vết đầu tiên trong chủ đề này của mình sẻ có câu trả lời!


    Thân chào!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #72156   07/12/2010

    hieppoe
    hieppoe

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2009
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    hiden_face viết:
            
    Chào Boyluat!

    Xin trả lời các câu hỏi của bạn như sau:


    Điều khoản trong trường hợp chúng ta đang bàn trên là điều khoản phạt vi phạm. Nó có giá trị bắt buộc thi hành với các bên. Nêu bên nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm như đã thỏa thuận (boy luật có thể đọc điều này ở bài viết của
    tranthibichvan_tax06 ở phía trên)

    Các mail xin dời ngày giao hàng có giá trị pháp lí, co thể lấy đó làm căn cứ xác nhận việc bên kia đã từng xin dời ngày giao hàng.


    Thời điểm bắt đầu tính thiệt hại là khi nào? Với câu hỏi này thì mời boy luật xem lại bài vết đầu tiên trong chủ đề này của mình sẻ có câu trả lời!


    Thân chào!


    Mình xin có ý kiến như sau:

    Thứ nhất: Điều khoản phạt vi phạm là điều khoản phạt có điều kiện và có giá trị pháp lý một phần. Nghĩa là bên bị vi phạm (ở đây chỉ tính cho hai nghĩa vụ: Chậm giao hàng hoặc chậm thanh toán) được quyền phạt tối đa 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm (6000 kg) theo Điều 301 Luật Thương Mại 2005.
    Còn nếu như vi phạm các nghĩa vụ khác thì xin...miễn phạt nhé!

    Thứ hai: Các email "xin dời" ngày giao hàng chưa hẳn đã có giá trị pháp lý như khẳng định của bạn
    hiden_face. Bởi: (i) Nếu các bên thỏa thuận trong Hợp đồng rằng mọi sự sửa đổi, bổ sung Hợp đồng phải lập thành văn bản; hoặc (ii) các email đó chưa hề được phúc đáp của bên nhận là sẽ OK với thời hạn dời do bên kia đưa ra. Ở đây sẽ nảy sinh vấn đề - Coi chừng bên bán bị tố ngược lại là không thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng ấy nhé! :)

    Vài điều trao đổi cùng các bạn!

    Luật sư Nguyễn Hiệp

    Phone: 0904 727 115 - 092 8989 798

    Email: hiepnguyen@luatviban.com

    http://www.luatviban.com

     
    Báo quản trị |  
  • #72063   06/12/2010

    dungcmc
    dungcmc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Hiden_face,

    Cám ơn bạn rất nhiều.

    Xin tư vấn giùm mình một vấn đề này : thời gian bắt đầu tính thiệt hại là từ ngày họ dời hàng hay hủy hàng.

    Theo tính toán của mình thì số hàng trên phải mất ít nhất 6 tháng mới bán hết, vậy mình có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại như lãi suất, phí lưu kho... trong thời gian chờ bán hết số hàng trên ?

    Thân chào!
     
    Báo quản trị |  
  • #72071   06/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Luật TM quy định mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Vậy nếu coi điều khoản ở đề bài là mức phạt vi phạm thì điều khoản này không có giá trị bắt buộc thi hành với các bên đâu bạn ạ. Chỉ được phạt vi phạm không có 8% của giá trị 6000kg còn lại mà thôi.


    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72247   07/12/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    boyluat viết:
    Luật TM quy định mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Vậy nếu coi điều khoản ở đề bài là mức phạt vi phạm thì điều khoản này không có giá trị bắt buộc thi hành với các bên đâu bạn ạ. Chỉ được phạt vi phạm không có 8% của giá trị 6000kg còn lại mà thôi.




    Mình hiểu giới hạn phat vi phạm nhưng mình ko đề cập đến là vì nó đã ko xảy ra. Tuy nhiên, điều khoản phạt vi phạm mà các bên đã thỏa thuận vẩn có giá trị pháp lí. Nhưng nhận định của bạn về
    "Chỉ được phạt vi phạm không có 8% của giá trị 6000kg còn lại mà thôi." không hẳn đã chính xác đâu.

    Mình giả thuyết nếu có xảy ra trường hợp phạt vi phạm trong hợp đồng trên và một bên đang đòi hủy hợp đồng và hợp đồng đã bị hủy thì có thể giá trị phạt vi phạm trong trường hợp tên là 8% của 9000kg chứ ko phải là 6000 kg nửa vì hậu quả pháp lí của việc hũy hợp đồng là hợp đồng ko có giá trị pháp lí kể từ thời điểm giao kết, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận ( Điều 425 BLDS) cho nên trong trường hợp trên giá trị nghĩa vụ hợp đồng mà công ty dungcmc bị vi phạm là 9000kg.

    Đó là ý kiến của mình. Thân chào!

    Còn về phần trả lời của anh Hiệp cho bạn thì phần nào đã được chị Vân đề cập đến nên mình ko nhắc lại nữa. Chào nhe!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #72282   07/12/2010

    hieppoe
    hieppoe

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2009
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    hiden_face viết:
    boyluat viết:


    Luật TM quy định mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Vậy nếu coi điều khoản ở đề bài là mức phạt vi phạm thì điều khoản này không có giá trị bắt buộc thi hành với các bên đâu bạn ạ. Chỉ được phạt vi phạm không có 8% của giá trị 6000kg còn lại mà thôi.



    Mình hiểu giới hạn phat vi phạm nhưng mình ko đề cập đến là vì nó đã ko xảy ra. Tuy nhiên, điều khoản phạt vi phạm mà các bên đã thỏa thuận vẩn có giá trị pháp lí. Nhưng nhận định của bạn về
    "Chỉ được phạt vi phạm không có 8% của giá trị 6000kg còn lại mà thôi." không hẳn đã chính xác đâu.

    Mình giả thuyết nếu có xảy ra trường hợp phạt vi phạm trong hợp đồng trên và một bên đang đòi hủy hợp đồng và hợp đồng đã bị hủy thì có thể giá trị phạt vi phạm trong trường hợp tên là 8% của 9000kg chứ ko phải là 6000 kg nửa vì hậu quả pháp lí của việc hũy hợp đồng là hợp đồng ko có giá trị pháp lí kể từ thời điểm giao kết, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận ( Điều 425 BLDS) cho nên trong trường hợp trên giá trị nghĩa vụ hợp đồng mà công ty dungcmc bị vi phạm là 9000kg.

    Đó là ý kiến của mình. Thân chào!

    Còn về phần trả lời của anh Hiệp cho bạn thì phần nào đã được chị Vân đề cập đến nên mình ko nhắc lại nữa. Chào nhe!



    Gửi Em Hiden_cafe!

                 Boyluat!
           Anh Dungcmc!

    Về điều khoản phạt vi phạm:


    Hiệp xin nhắc lại một lần nữa nhé! Điều khoản phạt vi phạm trên có giá trị pháp lý, nhưng chỉ có giá trị đối với nghĩa vụ giao hàng và  thanh toán (có điều kiện). Ở đây mình thấy các bạn trích dẫn Hợp đồng như sau: "
    chậm giao hàng phạt không quá 10% và thanh toán tiền hàng trễ phạt không quá 10%". Đối tác của Công ty Anh Dungcmc không hề vi phạm nghĩa vụ "giao hàng" vì đây là nghĩa vụ của Công ty Anh Dungcmc, và cũng không hề có căn cứ vi phạm nghĩa vụ "thanh toán"  đã thỏa thuận. Vì thế Anh Dungcmc đừng buồn nha! Điều khoản phạt không phát huy tác dụng ở chỗ này nếu như Hiệp là luật sư cho Công ty đối tác của Anh Dungcmc đâu! :)

    Nhắc nhỏ với Em Hiden_Cafe là: Nếu phạt, chỉ được phạt phần nghĩa vụ vi phạm 6000 kg giống như Boyluat đã trích dẫn Điều 301 LTM thôi nha! Vì đây chính là phần nghĩa vụ bị vi phạm!


    Về việc tính thời gian đòi bồi thường thiệt hại:
    Giả sử các trao đổi giữa các bên có giá trị pháp lý thì, thời gian tính thiệt hại là thời điểm cuối cùng của chấp thuận dời hàng được đưa ra từ phía đối tác và đã được Công ty Anh Dungcmc "OK", hình như là 20/11. Điều này được xem là các bên đã thỏa thuận lại thời hạn giao hàng, do đó, không thể đòi hỏi gì từ phía đối tác của Công ty Dungcmc đâu! Nếu muốn đòi là cả một...nghệ thuật! Còn cách thức tính thiệt hại thực tế, và thiệt hại như thế nào được xem là thực tế, nghĩa vụ ngăn chặn thiệt hại của Công ty Anh Dungcmc ra sao, Hiệp sẽ tư vấn nếu có tài liệu cụ thể và đầy đủ.

    Về việc hủy hợp đồng:
    Hiden_cafe viết:  "(...)một bên đang đòi hủy hợp đồng và hợp đồng đã bị hủy thì có thể giá trị phạt vi phạm trong trường hợp tên là 8% của 9000kg chứ ko phải là 6000 kg nửa vì hậu quả pháp lí của việc hũy hợp đồng là hợp đồng ko có giá trị pháp lí kể từ thời điểm giao kết, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận ( Điều 425 BLDS) cho nên trong trường hợp trên giá trị nghĩa vụ hợp đồng mà công ty dungcmc bị vi phạm là 9000kg". Đúng là nếu hủy hợp đồng trong trường hợp này thì Công ty Anh Dungcmc sẽ có quyền đòi lại phần 3000kg đã giao và có nghĩa vụ hoàn trả lại cho đối tác số tiền đã nhận, vì thế, phải suy nghĩ thật kỹ khi đòi thực hiện: "Hủy Hợp Đồng" nha!

    Hiệp xin lưu ý là, đối tác dùng từ: "Hủy Hàng" hay "Hủy Hợp Đồng" ở đây phải hiểu là "Đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng" mới đúng! Bởi Điều 312 Khoản 4 LTM đã quy định chế tài hủy bỏ hợp đồng chỉ được áp dụng trong trường hợp: (i) Xảy ra hành vi vi phạm các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng; (ii) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Đối chiếu những tình tiết vụ việc thì chỉ có Công ty Anh Dungcmc mới có quyền đòi..... "Hủy hợp đồng" mà thôi!

    Về sự kiện bất khả kháng: Điều 161 Bộ luật dân sự qui định như sau: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

    Như vậy, sự kiện BKK phải đáp ứng hai yếu tố: (i) Khách quan; (ii) Không thể khắc phục. Việc Chủ tịch Hội đồng quản trị bị...bắt, bị gì gì đó không thể cấu thành "Sự Kiện Bất Khả Kháng" được.


    Vài điều trao đổi cùng các bạn. Chúc các bạn "khò khò" ngon giấc!
    Cập nhật bởi hieppoe ngày 07/12/2010 10:53:37 PM Cập nhật bởi hieppoe ngày 07/12/2010 10:52:04 PM Cập nhật bởi hieppoe ngày 07/12/2010 10:50:50 PM

    Luật sư Nguyễn Hiệp

    Phone: 0904 727 115 - 092 8989 798

    Email: hiepnguyen@luatviban.com

    http://www.luatviban.com

     
    Báo quản trị |  
  • #72151   07/12/2010

    hieppoe
    hieppoe

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2009
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    Các bạn tham khảo tại link: http://danluat.thuvienphapluat.vn/Forums/ShowPosts.aspx?ThreadID=37291

    Luật sư Nguyễn Hiệp

    Phone: 0904 727 115 - 092 8989 798

    Email: hiepnguyen@luatviban.com

    http://www.luatviban.com

     
    Báo quản trị |  
  • #72210   07/12/2010

    dungcmc
    dungcmc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/12/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào các bạn,

    Xin nói lại cho rõ ; các mail họ xin dời hàng đều có gửi cho giám đốc mua hàng của họ. công ty chúng tôi đều có mail trả lời các mail xin dời hàng của họ.

    Xin hỏi các mail này có giá trị pháp lý ?

    Xin cám ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #72232   07/12/2010

    hieppoe
    hieppoe

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2009
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 255
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 14 lần


    Về mặt pháp lý thì hơi phức tạp, cụ thể: Bạn xem lại Hợp đồng như phần trả lời của mình ở trên xem có điều khoản sửa đổi, bổ sung Hợp đồng bằng văn bản không? Nếu không có điều khoản này, thì chỉ được xem như có giá trị pháp lý nếu:

    (i) Bên kia đã có một văn bản, một xác nhận, hay một tài liệu nào đó "minh thị" rằng Giám đốc công ty đó chấp thuận và việc dời thời gian giao hàng thể hiện ý chí của ông ấy;

    (ii) Công ty bạn và đối tác có những "tập quán" về vấn đề này. Tức đã từng có những trường hợp tương tự trước đây.

    Nói chung, nếu tranh chấp và ra tòa, thì việc chứng minh là quan trọng, và mình nghĩ, hoàn toàn có thể chứng minh được là: Có hoặc không có giá trị pháp lý. Tùy quan điểm bảo vệ! :))) Luật pháp là thế mà!


    Chúc bạn vui!

    Luật sư Nguyễn Hiệp

    Phone: 0904 727 115 - 092 8989 798

    Email: hiepnguyen@luatviban.com

    http://www.luatviban.com

     
    Báo quản trị |  
  • #72239   07/12/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    Chào anh Hiệp!

    Cảm ơn góp ý của anh, nhưng phần trả lời của em dành cho boy luật là đã khá hợp lí vì những nhận định về phần phạt vi phạm đã được chị Vân nêu ra ở bài viêt trên và em đã có chú ý với boy luật đọc phần đó.


    Còn giá trị pháp lí của các mail xin dời hàng thì phần nào em đồng ý với quan điểm của anh nhưng theo em chúng ta có thể chứng minh gia trị của nó trong trường hợp cụ thể này. Chúc anh vui khỏe nhé!
      

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |  
  • #72241   07/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mình thấy phần trả lời của anh hieppoe mới chính xác, phần của bạn thiếu hai vấn đề mà anh ấy đã nêu.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72250   07/12/2010

    hiden_face
    hiden_face
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Bạc Liêu, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2010
    Tổng số bài viết (303)
    Số điểm: 3851
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 121 lần


    Chào dungcmc!

    Xin trả lời câu hỏi của bạn:"
    thời gian bắt đầu tính thiệt hại là từ ngày họ dời hàng hay hủy hàng."

    Theo mình thì thời điểm làm bạn phát sinh thiệt hại là thời điểm bên kia hủy hàng (hủy hợp đồng trái pháp luật). vì thời điểm mà họ dời hàng thì họ đã có văn bản thỏa thuận và bên bạn đã có văn bản đồng ý cho họ dời hàng cho nên tại thời điểm này quyèn lợi của bạn chưa bị vi phạm.

    Theo quy định của luật thương mại thì thiệt hại mà bạn được bồi thường là :

    Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

    Chi phí kho bãi bạn phải chịu trong 6 tháng để bán hết số hàng có được bồi thường hay ko còn phụ thuộc vào lập luận và chứng minh của bạn trước tòa án! Thân chào bạn!

    ngotungan1989@gmail.com

    When you cant be by my side...you are in my heart...

     
    Báo quản trị |