Chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #454938 29/05/2017

    Chấm dứt hợp đồng lao động

    Kính gửi Luật sư.

    Công ty tôi là công ty cổ phần. Năm 2016, công ty đã chuyển đổi một đơn vị trực thuộc(hạch toán phụ thuộc) thành công ty TNHH một thành viên (hạch toán độc lập) do công ty tôi làm chủ sở hữu - xin gọi là công ty con. Trong Quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động, đã quy định việc công ty TNHH một thành viên có trách nhiệm kế thừa toàn bộ lao động của đơn vị trực thuộc tại thời điểm chuyển đổi (nhưng không có danh sách chi tiết kèm theo). Công ty tôi đã không thực hiện thanh lý hợp đồng với người lao động tại đơn vị trực thuộc để công ty con ký lại mà chỉ làm thủ tục chuyển công tác bảo hiểm về cho công ty con quản lý và tiếp tục thực hiện. Công ty tôi đã cử một cá nhân (trước đây là giám đốc đơn vị trực thuộc) làm Chủ tịch kiêm giám đốc tại công ty con (Quyết định bổ nhiệm chức danh có sau Quyết định chuyển đổi mô hình). Tuy nhiên, vị Chủ tịch kiêm giám đốc đã có hành vi sai phạm trong quản lý và bị miễn nhiệm các chức danh trên và chỉ còn là một người lao động bình thường tại công ty con. NLĐ đã nghỉ ốm liên tục và sau đó là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nay, NLĐ yêu cầu công ty tôi (công ty mẹ) giải quyết thủ tục chấm dứt HĐLĐ và không đồng ý giải quyết vấn đề này với công ty con (NLĐ cho rằng họ chỉ có HĐLĐ với công ty tôi, không ký HĐLĐ với công ty con).

    Vậy, tôi xin hỏi Luật sư, trong trường hợp trên,chủ thể có trách nhiệm chấm dứt HĐLĐ với NLĐ là công ty tôi hay công ty con ?

    Xin trân trọng cảm ơn./.

     
    4474 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455259   30/05/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc

    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Khái niệm công ty mẹ - công ty con chỉ mang tính chất nội bộ và thể hiện mối quan hệ về vốn góp, thành viên, cổ đông... còn về mặt pháp lý công ty mẹ - công ty con đều là những pháp nhân độc lập trước pháp luật, là những người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

    Người lao động  ký hợp đồng lao động vói công ty con thì công ty này là người sử dụng lao động và là người lao động của công ty con chứ không phải là công ty mẹ. Nói cách khác, công ty mẹ không phải là người sử dụng lao động. Vì vậy, người lao động không là của công ty mẹ nên công ty mẹ không có tư cách chấm dút công việc với người lao động. 

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    Hattieu_Phuong (01/06/2017)
  • #455537   01/06/2017

    Trước tiên, tôi xin được cảm ơn Luật sư đã quan tâm đến chủ đề tôi đang gặp vướng mắc.

    Về vấn đề trên, tôi xin phép được làm rõ như sau:

    1. Tại thời điểm chuyển đổi mô hình đơn vị trực thuộc thành công ty TNHH một thành viên Công ty tôi không thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng với NLĐ của đơn vị này. Thay vào đó, tại Quyết định chuyển đổi mô hình đơn vị trực thuộc chỉ nhấn mạnh việc đơn vị này khi thành pháp nhân độc lập phải kế thừa toàn bộ lao động cũ nhưng lại không có danh sách lao động chi tiết kèm theo.

    2. Đơn vị trực thuộc sau khi chuyển thành công ty TNHH một thành viên đã không ký lại hợp đồng lao động với NLĐ mà tiếp tục thực hiện quản lý toàn bộ lao động cũ và công tác bảo hiểm xã hội.

    3. NLĐ căn cứ vào việc Công ty tôi không thanh lý HĐLĐ và công ty con không ký lại HĐLĐ để khẳng định Công ty tôi mới là chủ thể có trách nhiệm giải quyết việc chấm dứt quan hệ lao động, chứ không phải công ty con.

    Vậy thì công ty tôi hay công ty mới kia sẽ là chủ thể có trách nhiệm giải quyết vấn đề này ?

    Rất mong nhận được ý kiến của Luật sự.

    Trân trọng cảm ơn./.

     
    Báo quản trị |  
  • #455590   01/06/2017

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc

    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;