Chấm dứt HĐLĐ khi DN giải thể đơn vị bộ phận

Chủ đề   RSS   
  • #107295 02/06/2011

    anhnguyen811

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chấm dứt HĐLĐ khi DN giải thể đơn vị bộ phận

    Chấm dứt HĐLĐ

    Kính gửi các Luật sư và các bạn,
    Công ty tôi hiện nay đang có 1 vấn đề rất gấp cần giải quyết ngay mong nhận được sự tư vấn của các luật sư.
    Công ty tôi đang trong quá trình thay đổi cơ cấu nên phải giải thể 1 phòng ban, sau khi trao đổi với những người lao động trong phòng đó thì hầu hết họ đồng ý nhận các loại trợ cấp và chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên còn 1 số không đồng ý và đồi bồi thường HĐ, trong đó một số đang trong chế độ thai sản. Công ty dự kiến giải quyết cho những người lao động trong chế độ thai sản như sau:
     - Trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật
     - Đối với người lao động đang mang thai từ 1-3 tháng thì trợ cấp thêm 4 tháng lương
     - Đối với trường hợp mang thai từ trên 3 -6 tháng trợ cấp thêm 3 tháng lương
     - Đối với trường hợp mang thai trên 6 tháng đến sau khi sinh 4 tháng trợ cấp thêm 2 tháng lương
     - Đối với trường hợp con từ 4 tháng đến 12 tháng trợ cấp thêm 1 tháng lương
     Ngoài ra, những người này vẫn được Công ty đóng bảo hiểm xã hội cho đến hết thời gian sinh để họ vẫn được hưởng chế độ thai sản của BHXH, và thêm 60% lương trong 3 tháng.
    Vậy trong trường hợp trên công ty tôi đã làm đúng hay sai?? Có cách giải quyết nào hợp lý hơn không?
    Mong sớm nhận được ý kiến tư vấn của các luật sư/
    Trân trọng cảm ơn.
     
    9455 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #107373   02/06/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn #0072bc;">anhnguyen811!
    Quan điểm của tôi là công ty không thể chấm dứt HĐLĐ với người lao động đang mang thai mặc dù chế độ phụ cấp có tốt bao nhiêu!
    Trân trọng!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #107460   02/06/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào anhnguyen811, tôi cho rằng các chế độ mà cty bạn đưa ra là quá tốt rồi, không dễ gì có một công ty khác đưa ra các chế độ tốt hơn chỗ bạn. Thật là may mắn khi được làm việc ở một nơi quan tâm đến NLĐ như vậy.

    Nói cụ thể về trường hợp của bạn, luật lao động có quy định như sau

    Điều 111.

    1- ....

    2- ....

    3- Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

    Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.


    Như vậy Luật lao động chỉ cấm việc sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ. Luật không cấm việc cho NLĐ nghỉ việc vì lý do thay đổi cơ cấu theo điều 17. Cty bạn có quyền làm như vậy sau khi đền bù mức thỏa đáng như đã mô tả.
     
    Báo quản trị |  
  • #108296   06/06/2011

    anhnguyen811
    anhnguyen811

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2009
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 300
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn ý kiến của các bạn,
    Thật ra hiện tại Cty tôi đang rất khó khăn về mặt tài chính nhưng đã cố gắng hết sức và chi trả những khoản trợ cấp này đối với những người thuộc diện phải chấm dứt. Đối với những trường hợp trên cty tôi đều lập Biên bản thoả thuận chấm dứt chứ không phải đơn phương (NLĐ đồng ý). Tuy nhiên, cty vẫn gặp phải sự phản đối của 1 số người.
     
    Báo quản trị |