Cha mẹ khác dân tộc nhau, con sinh ra xác định theo dân tộc nào?

Chủ đề   RSS   
  • #607210 01/12/2023

    dali_2501

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/11/2023
    Tổng số bài viết (95)
    Số điểm: 823
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Cha mẹ khác dân tộc nhau, con sinh ra xác định theo dân tộc nào?

    Tôi và vợ là người dân tộc Kinh và dân tộc Chăm lấy nhau thì xin hỏi khi làm khai sinh cho con thì ghi dân tộc của tôi hay có ghi dân tộc của vợ không ạ?

     

    Quy định về việc ghi dân tộc khi khai sinh cho con?

    Theo quy định tại Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung đăng ký khai sinh:

    “Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

    - Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

    - Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

    - Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

     Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

     Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

    Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.”

     

    Theo quy định trên, dân tộc được hiểu là thông tin hộ tịch cơ bản được ghi vào khai sinh của trẻ em khi cha mẹ thực hiện đăng ký Giấy khai sinh cho con.

     

    Yêu cầu về việc ghi dân tộc trong Giấy khai sinh?

    Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn nội dung cụ thể ghi trong khai sinh:

    Nội dung khai sinh

    Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:

    - Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

    - Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ."

     

    Theo quy định trên, việc xác định dân tộc cho trẻ em em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.

     

    Dân tộc của con được ghi theo cha hay theo mẹ?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật dân sự 2015 về quyền xác định dân tộc:

    “Quyền xác định, xác định lại dân tộc

    ...

    2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

    Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

    Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

    ...”

     

    Theo đó, trẻ em khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

    Như vậy, việc xác định dân tộc cho con sẽ được xác định theo dân tộc của cha hoặc mẹ và dựa trên thỏa thuận của mình, nếu vợ chồng không có thỏa thuận thì sẽ xác định theo tập quán. Nếu tập quán của dân tộc Chăm và dân tộc Kinh có khác nhau thì sẽ áp dụng tập quán của dân tộc Chăm (dân tộc ít người hơn).

     

     
    3987 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận