Cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên?

Chủ đề   RSS   
  • #104598 23/05/2011

    tranphuong.bca

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên?

    Chào cả nhà,
    Mình có vấn đề này hỏi cả nhà, mong được giải đáp.
    Ông A chết không để lại di chúc. Khi chết, ông còn một người mẹ ruột, vợ và 2 con trai (một người đã trên 18 tuổi và một người 13 tuổi).
    Khi chết, ông có tài khoản tại ngân hàng ACB với số dư 316.627.156 đồng.
    Người thừa kế của ông có 4 người như trên.
    Vợ của ông A là người đại diện cho con chưa thành niên. Vậy vợ có thể rút tiền tại tài khoản trên thay cho con 13 tuổi đối với phần tiền của người này được không?
    Xin cảm ơn cả nhà.
     
    11930 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #104723   23/05/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Với tình huống bạn nêu, thì khoản tiền mà người con 13 tuổi được hưởng thừa kế từ người bố thuộc tài sản riêng của người con. Và người mẹ chính là người đại diện theo pháp luật của người con theo khoản 1 Điều 141 BLDS.

    Theo quy định tại khoản Điều 45 Luật HN&GĐ thì người mẹ có trách nhiệm quản lý khoản tiền đó hoặc ủy quyền cho người khác quản lý.

    Vấn đề mấu chốt là việc quản lý đó được thực hiện như thế nào và người mẹ rút khoản tiền này với mục đích gì?

    Vấn đề này được quy định cụ thể tại điều 144 BLDS về phạm vi đại diện.
     
    Khoản 1 điều này quy định:
    "Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".

    Khoản 3 điều này quy định:
    "Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện".

    Như vậy, người mẹ trong trường hợp trên chỉ được phép rút khoản tiền đó sử dụng vào mục đích xác lập các giao dịch trong phạm vi đại diện, tức là các giao dịch phải vì lợi ích của người con. Còn nếu rút tiền để sử dụng vào mục đích khác, không vì lợi ích của người con (tức là vượt quá phạm vi đại diện) thì không được phép, trừ trường hợp được người con đồng ý hoặc biết mà không phản đối theo quy định tại khoản  Điều 146 BLDS: "
    Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện".

    Ngoài ra thì hậu quả của việc người mẹ rút tiền của người con để thực hiện các giao dịch vượt quá phạm vi đại diện cũng được quy định cụ thể tại khoản 2 và 3 điều này:

    Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

    Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |