Câu trộm điện bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #539593 28/02/2020

    ngkhiem

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2020
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 1410
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Câu trộm điện bị xử lý như thế nào?

    Chỉ vì muốn sử dụng điện “chùa” mà rất nhiều hộ gia đình đã liều lĩnh câu điện trái phép bất chấp nguy hiểm. Hành vi này không chỉ vi phạm điều cấm mà còn là hành vi cố ý xâm phạm việc sử dụng điện an toàn.

    *Định nghĩa hành vi câu trộm điện?

    Căn cứ theo khoản 15 Điều 3 Luật điện lực 2004, câu trộm điện hay trộm cắp điện là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện, cố ý hoặc thông đồng ghi sai chỉ số công tơ và các hành vi lấy điện gian lận khác.

    Trộm cắp điện còn là hành vi vi phạm điều cấm theo quy định tại Điều 4 Nghị định 14/2014/NĐ-CP.

    *Trộm cắp điện bị xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, hành vi trộm cắp điện sẽ bị xử lý như sau:

    >>Bị xử phạt hành chính: Mức phạt tương ứng với lượng điện trộm cắp, cụ thể:

    Lượng điện trộm cắp (kWh)

    Tiền phạt (triệu đồng)

    Dưới 1.000

    Từ 2 - 5

    Từ 1.000 – dưới 2.000

    Từ 5 - 10

    Từ 2.000 – dưới 4.500

    Từ 10 – 15

    Từ 4.500 – dưới 6.000

    Từ 15 – 20

    Từ 6.000 – dưới 8.500

    Từ 20 – 25

    Từ 8.500 – dưới 11.000

    Từ 25 – 30

    Từ 11.000 – dưới 13.500

    Từ 30 – 35

    Từ 13.500 – dưới 16.000

    Từ 35 – 40

    Từ 16.000 – dưới 18.000

    Từ 40 – 45

    Từ 18.000 – dưới 20.000

    Từ 45 – 50

    >> Bị truy cứu trách nhiệm hình sự: Đối với hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên

    Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 11 và 12 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, hành vi trộm cắp điện còn bị áp dụng các hình phạt bổ sungbiện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:

    - Hình phạt bổ sung bao gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để thực hiện hành vi vi phạm

    - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được; Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại.

    Cập nhật bởi ngkhiem ngày 28/02/2020 03:43:25 CH
     
    5438 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngkhiem vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận