CÂU CHUYỆN PHÁP ĐÌNH

Chủ đề   RSS   
  • #281711 17/08/2013

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    CÂU CHUYỆN PHÁP ĐÌNH

    Các Luật sư, các bạn thành viên Dân luật gần xa trong quá trình hành hiệp có những tình huống, câu chuyện nào bất ngờ có thể chia sẽ? Những chuyện pháp đình mình chứng kiến xin được kể lại dưới dạng tình huống và thay đổi họ tên những người trong vụ việc. Hy vọng sẽ giúp người đọc có nhiều góc nhìn và đúc rút được kinh nghiệm trong cuộc sống. Đồng thời hy vọng các Luật sư, thành viên đăng tải những câu chuyện pháp đình hay, độc đáo và chứa đựng nhiều kinh nghiệm.

     

     

    0917 313 339

     
    20880 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    admin (24/02/2014) AnhVu_2013 (17/12/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #289624   03/10/2013

    quocthaidanan
    quocthaidanan

    Male
    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:03/10/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Con gà tức nhau tiếng gáy bác ơi! bó tay!

     
    Báo quản trị |  
  • #289981   06/10/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Sau khi bản án về cái chết của người ngay tình này được tuyên, không ít kẻ chặc lưỡi, lắc đầu. Bởi thấy nó quá vô lý, ông kia đã làm giấy CNQSDĐ, có niêm yết tại UBND xã; rồi chuyển nhượng lại cho bà A và bà A cũng đã làm giấy chứng nhận QSDĐ, vậy mà đùng cái, bà A ôm tờ giấy vụn, còn tiền thì chắc chắn một điều là "chưa biết khi nào con nợ trả".

    Một xếp bên VKS có vợ là người đã công chứng tờ giấy "khai di sản của ông kia" lắc đầu với câu nói "thật khó tin với bản án này, vì cả người bán lẫn người mua đều đã được cấp GCNQSDĐ, mặt khác, bà A đã đứng tên ngay tình mấy năm nay".

    Người cẩn thận thì nói án tại hồ sơ, có căn cứ thì Tòa mới tuyên hủy.

    Không biết lên Phúc thẩm và cao hơn nữa, sẽ thế nào; cũng mong là chính quyền địa phương kiểm soát chặt hơn tình trạng khai gian "người thừa kế duy nhất" để đứng tên di sản, rồi bán đi bán lại... làm mất trật tự công lý. Chỉ có chính quyền sở tại mới biết được người đi khai khai thực hay không, chứ những người khác thì mù tịt thông tin, làm sao biết được người chết có bao nhiêu người con, bao nhiêu vợ, ...tùm lum, chưa kể vợ lớn vợ bé, con trong con ngoài....

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #296917   13/11/2013

    duytri58
    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Dối trá ngay nơi pháp đình.

    Ông A bị kiện trong vụ án dân sự, nội dung tranh chấp tài sản là nhà đất. Tòa cấp huyện thụ lý, nhưng vì lý do ông đồng hao với mình đang đi du lịch nước ngoài nên Tòa phải chuyển lên thành phố xét xử, sau hơn một năm Tòa TP gọi lên lại hòa giải, gần một năm hòa giải không thành. Tòa TP đổi Thẩm phán và thư ký khác với lý do Thẩm phán trước chuyển sang nhóm Hôn nhân và GĐ. Đến hai vị Thẩm phán và Thư ký này thì tất cả các buổi làm việc đều được thu xếp tại một phòng độc lập chứ không như vị Thẩm phán trước là ngồi ngay tại bàn làm việc trong phòng có nhiều TP và TK khác. Nhưng được cái hai vị này làm việc với tiến độ rất cao và sau 03 tháng phiên tòa được mở. Trong phiên xét xử, ông A không được tranh tụng như ông hý hửng. đột nhiên đồng bị đơn(vợ ông) đưa ra lời khai trái ngược với những lần khai trước và trái với chứng cứ trong hồ sơ. Và Bản án đã không xem xét gì đến chứng cứ mà theo lời khai của nguyên đơn và đồng bị đơn (họ là ruột thịt) đưa ra bán án không khách quan. Ngay sau phiên xử ông thư ký bắt các đượng sự ký ngay vào biên bản "đã nhận bán án". Nhưng sau 7 ngày không thấy bán án đâu ông A lên Tòa "xin" , vừa mở cửa phòng, Thẩm phán nhìn thấy đã vội bắt ông A ra ngoài và nói : Tôi ký bản án rồi ra đợi thư ký đưa cho. Ra hành lang ít phút gặp được vị thư ký hỏi "xin" thì Thư ký trả lời : "Ông đợi tôi để tôi in đã" sau gần 02 giờ chứng kiến ông Thư ký in ấn, chạy ngược chạy xuôi xin chữ ký rồi kéo ông A ra tận một phòng trống ngoài cổng để trao bản án. Ông A mặt buồn như đưa đám - cảm ơn ông thư ký đi về, và ông ra hỏi đường về phố Đội cấn.

    Bạc tóc để đọc luật này luật khác vậy mà thực tế lại thế này đây...... Hóa ra cái sổ đỏ của nhà ông nay chỉ là tờ giấy lộn. Điều 10 luật đất đai 2003 cũng chẳng là gì với bà thẩm phán này.

    Ông nghĩ đến câu nói của ông hàng xóm: "Chạy án..." Nhưng ông không biết chạy cửa nào vì ông không có tiền, lại rất hèn về khoản này. Ông chỉ biết mình từng là người lính, sống và chết theo kiểu của người lính mà thôi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #296977   13/11/2013

    doan.nguyen
    doan.nguyen

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Về câu chuyện của chị Lan, không biết đó là câu chuyện bịa ra hay có thực không.

    Nhưng theo luật thì câu chuyện này giải quyết được.

    1. 2 bên đã kết hôn (về pháp luật) nhưng phát hiện có gian dối nên chị có thể nhờ tòa án cho ly hôn.

    2. sau khi ly hôn xong thì sẽ giải quyết tiếp việc cả 2 cùng đúng tên trong tờ biên nhận nợ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #310804   24/02/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Thấy chủ đề này cũng hay hay xin đóng góp một bài sưu tầm được từ Người đưa tin/Thanh niên

    Một cán bộ trong ngành tư pháp kể một câu chuyện xảy ra cách đây không lâu, trong một phiên tòa hình sự khi bị cáo trình bày loanh quanh, vị thẩm phán chủ tọa đã hét: “Câm ngay”. Tuy không trực tiếp chứng kiến cảnh ấy, nhưng có lần chúng tôi đã phải sửng sốt vì vị chủ tọa ở một phiên xử của tòa án cấp huyện tại TP.HCM “mời” kiểm sát viên xét hỏi bằng câu: “Ê, tới phần của mày rồi đó”.

    “Mất thời gian lắm”
     
    Một cảnh thường gặp, trong cùng một buổi, hội đồng xét xử (HĐXX) có thể đưa từ 3 đến 5 vụ án ra xét xử, nên thông thường để tiết kiệm thời gian phần thủ tục được làm chung cho tất cả các vụ án. Và khi xử đến vụ án nào, vị chủ tọa chỉ hỏi lại: “Có yêu cầu thay đổi ai trong HĐXX không”? Nếu không có yêu cầu gì thì “nhập đề” luôn phần xét hỏi.
     
     
    Nhưng rồi người điều khiển phiên tòa cũng gặp phải một cảnh trớ trêu, nên phải... đôi co với bị cáo. Hôm đó, đến vụ án thứ hai, vừa nghe vị chủ tọa nói: “Lúc đầu giờ tôi đã phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, khỏi cần nói lại nhé. Bị cáo có muốn thay đổi ai trong HĐXX không?”. Bị cáo Nguyễn Hoàng Trung tròn mắt: “Gì ạ, bị cáo quên hết cả rồi”. Chủ tọa bực: “Có chắc phải nói lại không, mất thời gian lắm”. Bị cáo gãi đầu, ậm ừ: “Bị cáo...”. “Thế bị cáo chưa rõ chỗ nào, tòa nói lại chỗ đó?”. Bị cáo lí nhí: “Dạ... thôi tòa cứ nói đại đi, bị cáo biết gì mà hỏi?”. Vị chủ tọa cau có: “Mất thời gian với bị cáo quá, để tòa phổ biến lại từ đầu”.
     
    Tại một phiên xử hình sự diễn ra ở Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xét kháng cáo kêu oan của một bị cáo phạm tội giết người, một cảnh tượng đã khiến người dự khán khó tin được. Trong khi vị chủ tọa đưa ra chứng cứ cho thấy bị cáo cầm dao đâm, thì vị thẩm phán ngồi cạnh, từ đầu phiên xử đã ngửa cổ tựa đầu ra thành ghế, bỗng bật dậy gắt: “Cãi gì nữa”. Xong ông đập đập tay lên chồng hồ sơ nói: “Chứng cứ rành rành thế này mà còn cãi. Về chỗ đi. Loanh quanh chối tội...”. Nghe như vậy bị cáo tiu ngiủ, nhưng rõ ràng trên gương mặt tỏ vẻ không phục.
     
    Hôm khác, tại phòng xử A cũng của tòa này, người dự khán cũng chứng kiến một vị thẩm phán thuyết phục bị cáo ngay khi vừa mở phiên tòa: “Chứng cứ rõ ràng rồi, kháng cáo cũng vậy thôi”. Lúc này, các luật sư phía dưới chỉ biết nhìn nhau to nhỏ “án chưa xử mà đã biết kháng cáo “cũng vậy”, bó tay”.
     
    “Tuổi này ai lại đi ăn trộm?”
     
    Còn nhớ một vụ án, bị cáo nữ bị truy tố về tội “lừa đảo” do sau khi ngã giá, nhận tiền bán dâm xong, bị cáo lợi dụng sơ hở “chuồn”. Không may lần đó gặp phải một khách hàng không vừa, anh này bỏ thời gian tìm bị cáo ở nhiều điểm thường tụ tập gái bán dâm và “tóm” được bị cáo nộp công an. Trong phần xét hỏi vị hội thẩm nhân dân nói: “Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại chạy. Làm ăn như thế là mất uy tín...”. Hôm ấy không riêng gì người dự phiên tòa, ngay cả các thành viên khác trong HĐXX dường như cũng cố nhịn để không bật cười.
     
    Lần khác, tại một phiên tòa xử vụ án gây rối trật tự công cộng của một TAND huyện, vị hội thẩm nhân dân cao giọng hỏi một bị cáo: “Khi tham gia gây rối có đem theo dao không?”. Bị cáo lí nhí thưa: “Dạ có”. Vị này hỏi tiếp: “Đem theo dao sao không đâm?”. Bị cáo chỉ biết ngơ ngác nhìn tòa, miệng ú ớ không biết nói gì.
     
    Tại một phiên tòa xét xử vụ án trộm cắp, một vị hội thẩm nhân dân cũng hỏi bị cáo: “Trước khi đi ăn trộm, bị cáo có ghé nhà ai không?”. Bị cáo khai: “Dạ có, bị cáo ghé nhà ông nội của bị cáo chơi”. “Sao không ghé nhà ông ngoại?”. Bị cáo nhìn quanh rồi thưa: “Bị cáo không biết ạ”.
     
    Lần khác, một vị hội thẩm nhân dân khi tham gia xét hỏi cũng đặt vấn đề: “Bị cáo bao nhiêu tuổi?”. “Dạ, 16 tuổi”. “Tuổi này là tuổi đi học, đến trường. Ai lại đi ăn trộm”. Bị cáo ngơ ngẩn hỏi: “Vậy, mấy tuổi mới đi ăn trộm được ạ?”...
     
    Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, cách xét hỏi theo kiểu quy buộc hoặc kiểu quát nạt làm cho bị cáo có cảm giác HĐXX thiên vị, ác cảm, mất đi tính dân chủ tại phiên tòa.
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    ntdieu (24/02/2014) Khongtheyeuemhon (24/02/2014) nguyenkhanhchinh (27/02/2014)
  • #310818   24/02/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Ấn tượng nhất chỗ này :|

    danusa viết:

    ...
    Lần khác, một vị hội thẩm nhân dân khi tham gia xét hỏi cũng đặt vấn đề: “Bị cáo bao nhiêu tuổi?”. “Dạ, 16 tuổi”. “Tuổi này là tuổi đi học, đến trường. Ai lại đi ăn trộm”. Bị cáo ngơ ngẩn hỏi: “Vậy, mấy tuổi mới đi ăn trộm được ạ?”...
     

    ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (27/02/2014)
  • #311579   27/02/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Trong phiên tòa, nhiều người ngợp trước sự uy nghiêm của phòng xử, thành ra trả lời rối rít:

    Bị cáo có mấy vợ? Chủ tọa phiên tòa hỏi.

    Dạ 2 vợ! Bị cáo trả lời.

    Bị cáo có mấy con? Chủ tọa tiếp.

    Bị cáo có 1 con.

    Bị cáo xác định bị cáo có 2 vợ? 

    Dạ bị cáo nhầm, bị cáo có 1 vợ và 2 con.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |