Tháng 7 tới đây nhiều chính sách pháp luật bắt đầu có hiệu lực, trong đó nổi bật là 12 luật sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020. Dưới đây sẽ liệt kê và nêu ra một số điểm nổi bật tại các Luật:
Điểm mới 12 luật có hiệu lực từ tháng 7
1. Luật Lực lượng dự bị động viên 2019
Luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên gồm:
- Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động.
- Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
- Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.
- Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020 thay thế Pháp lệnh Lực lượng Dự bị động viên năm 1996.
2. Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019
Luật sửa đổi bổ sung so với quy định hiện hành (Luật Kiểm toán nhà nước 2015) về xem xét, quyết định việc kiểm toán trong trường hợp sau đây:
- Khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước;
- Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp không thực hiện kiểm toán theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị.”;
Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2020 sửa đổi Luật tố tụng hành chính 2015, Luật Kiểm toán nhà nước 2015
3. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
Thêm trường hợp được miễn thị thực đối với người nước ngoài
Cụ thể, từ ngày 01/7/2020, các trường hợp được miễn thị thực đối với với người nước ngoài như sau:
- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
- Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
- Theo quy định tại Điều 13 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (trường hợp đơn phương miễn thị thực).
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 sửa đổi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
4. Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
Xem những nội dung nổi bật sau:
>>> Từ 01/7/2020: Cán bộ, công chức, viên chức cần biết 07 thông tin sau
>>> Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2020
>>> Từ 1/7/2020 sẽ chỉ còn 3 trường hợp hưởng chế độ viên chức suốt đời?
>>> Từ 01/7/2020: Quy định mới về các loại hợp đồng làm việc dành cho viên chức
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 sửa đổi, bổ sung Luật viên chức 2010, Luật cán bộ, công chức 2008
5. Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
Theo luật 4 đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn gồm:
- Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay.
- Người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu.
- Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân.
- Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
6. Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
Một trong những nội dung nổi bật của Luật là bổ sung tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; (nội dung được bổ sung)
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Chính phủ 2015, Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
7. Luật Dân quân tự vệ 2019
Công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:
- Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;
- Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;
- Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020 thay thế Luật dân quân tự vệ năm 2009
8. Luật Thư viện 2019
Luật mở rộng thêm đối tượng được thành lập thư viện. Theo đó, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài, cộng đồng dân cư đầu tư đều có quyền thành lập thư viện ngoài công lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Mục tiêu, đối tượng phục vụ xác định;
- Tài nguyên thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động thư viện;
- Người làm công tác thư viện có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với hoạt động thư viện;
- Người đại diện theo pháp luật của thư viện có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
(hiện hành tại Pháp Lệnh thư viện năm 2000, chỉ có tổ chức của Việt Nam có quyền thành lập thư viện).
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 thay thế Pháp Lệnh thư viện năm 2000
9. Luật giáo dục 2019
Xem nội dung nổi bật: Cử nhân sư phạm phải hoàn trả học phí nếu tốt nghiệp 02 năm mà không công tác đúng ngành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 thay thế Luật Giáo dục 2005, Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
10. Luật Kiến trúc 2019
Luật quy định 09 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc gồm:
- Cản trở hoạt động quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.
- Lợi dụng hành nghề kiến trúc gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trật tự xã hội, môi trường sống, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, thực hiện hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật trong hoạt động kiến trúc.
- Tiết lộ tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin kinh doanh do khách hàng cung cấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Xây dựng công trình kiến trúc không đúng với thiết kế kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép xây dựng.
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kiến trúc.
- Cung cấp tài liệu, số liệu giả hoặc sai sự thật; lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Gian lận trong việc sát hạch, cấp, sử dụng chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong quản lý kiến trúc.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 sửa đổi, bổ sung Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, Luật Nhà ở 2014, Luật Xây dựng 2014, Luật đấu thầu 2013, Luật Quy hoạch đô thị 2009
11. Luật Quản lý thuế 2019
Một trong những nội dung nổi bật của luật là quy định kéo dài thời hạn cá nhân tự quyết toán thuế TNCN:
Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm như sau:
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;
- Đối với hồ sơ quyết toán thuế TNCN của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thì thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Như vậy, sẽ kéo dài thời hạn quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân trực tiếp quyết toán (quy định hiện tại chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính).
Ngoài ra, Luật này còn có một số điểm mới quan trọng, đơn cử như:
- Bổ sung thêm quyền của người nộp thuế (Điều 16);
- Quy định mới về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (Khoản 4 Điều 42);
- Sửa đổi thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt (Điều 87)…
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Thay thế Luật quản lý thuế 2006, Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
12. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018
Xem: Thông tin đề án cải cách tiền lương, BHXH là bí mật nhà nước
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Thay thế Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000
Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"