Cảnh sát giao thông đòi, nhận tiền từ người vi phạm thì xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #571523 25/05/2021

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cảnh sát giao thông đòi, nhận tiền từ người vi phạm thì xử lý như thế nào?

    Tình trạng cảnh sát giao thông đòi, nhận tiền từ người dân vi phạm để bỏ qua lỗi vi phạm và người dân đưa tiền cho cảnh sát giao thông để cảnh sát giao bỏ qua lỗi vi phạm của mình, thay vì bị xử phạt theo đúng quy trình vẫn thường xuyên và liên tục diễn ra.

    Hình minh họa

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định bị buộc thôi việc đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

    Trong trường hợp là hành vi nhận hối lộ từ 2 triệu đồng trở lên có thể cấu thành tội nhận hối lộ, có thể bị khởi tố và sẽ bị xử lý Hình sự với tội nhận hối lộ căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt từ 2-7 năm tù

    "Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;"

    Quyền của người dân:

    Điều 11. Hình thức giám sát của Nhân dân

     …

    5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

    a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

    b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

    c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan. 

    Khi gặp trường hợp như trên hãy vận dụng quyền của người dân được quay phim và ghi hình được quy định tại Thông tư 67/2019/TT-BCA và gửi cho Cơ quan chức năng để cơ quan chức năng xử lý.

    Ngược lại, đối với hành vi của người dân cố tình đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua lỗi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo điểm c khoản 3 Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

    Tùy vào mức tiền đưa cho cảnh sát giao thông, người dân có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

    Theo khoản 1 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội đưa hối lộ như sau: Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 02  - 100 triệu đồng để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm…

    Trường hợp số tiền hối lộ dưới 02 triệu đồng, dù chỉ là 100.000 đồng hay 200.000 đồng, người dân vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng.

     
    3138 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    admin (14/06/2021) ThanhLongLS (25/05/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #571749   30/05/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Nếu một việc sai nhưng xảy ra nhiều lần thì lâu dần sẽ thấy bình thường. Đối với việc CSGT nhận tiền từ người vi phạm cũng vậy. Mình thấy lỗi không chỉ nằm ở phía CSGT mà còn ở người vi phạm nữa. Nếu người vi phạm không năn nỉ, không đưa tiền thì đâu tạo cơ hội cho CSGT nhận tiền.

    Cập nhật bởi nguyenphuong2804 ngày 30/05/2021 11:57:44 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenphuong2804 vì bài viết hữu ích
    Hong312 (30/05/2021)
  • #571893   31/05/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13778
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 258 lần


    Thật ra việc CSGT nhận tiền từ người vi phạm không phải là chuyện lạ lẫm. Khi bị CSGT kêu lại tức là bạn đã vi phạm luật ATGT và đương nhiên phải chịu phạt. Nhưng nếu làm cho đúng thì mức phạt sẽ cao hơn hoặc kèm theo hình phạt bổ sung nên nhiều người chọn cách đưa tiền cho CSGT cho nhanh lẹ, lâu dần thành thói quen.

     
    Báo quản trị |  
  • #572075   06/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Mình đồng ý với bạn, việc Cảnh sát giao thông nhận tiền để bỏ qua vi phạm của người dân hay thậm chí là chủ động đề cập đến việc đưa tiền để bỏ qua lỗi vi phạm hay người dân chủ động đưa tiền cho CSGT để không bị phạt vi phạm nặng hơn đã không còn xa lạ gì khi được nhắc đến, phép vua thua lệ làng mặc dù những hành vi trên đã có chế tài xử phạt, tuy nhiên thì luật pháp đặt ra có tính răn re bao trùm nhưng chưa đi sâu vào từng ngõ ngách và ý thức của xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #572079   06/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Mình đồng ý với bạn, vấn đề cũng nằm trong ý thức thực hiện pháp luật của xã hội, bên cạnh pháp luật thì cũng cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân và người nắm quyền thực thi pháp luật.

     
    Báo quản trị |