Cảnh sát biển thuộc Quân đội hay Công an?

Chủ đề   RSS   
  • #616160 09/09/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 557 lần
    SMod

    Cảnh sát biển thuộc Quân đội hay Công an?

    Cảnh sát biển là một lực lượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển Việt Nam. Vậy, cảnh sát biển sẽ thuộc Quân đội hay Công an?

    Cảnh sát biển thuộc Quân đội hay Công an

    Theo Điều 4 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

    - Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    - Tổ chức tập trung, thống nhất theo phân cấp từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đến đơn vị cấp cơ sở.

    - Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

    - Kết hợp nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, quản lý an ninh, trật tự, an toàn trên biển với phát triển kinh tế biển.

    - Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

    Như vậy, cảnh sát biển sẽ thuộc Quân đội và được đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    Cảnh sát biển có nhiệm vụ gì?

    Theo Điều 8 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

    - Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.

    - Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.

    - Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển.

    - Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.

    - Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

    -. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam.

    - Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

    Như vậy, cảnh sát biển có nhiệm vụ thu thập thông tin, phân tích tình hình để đề xuất giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển, thực thi pháp luật, truy đuổi tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển và bảo vệ chủ quyền, tài nguyên, môi trường và tài sản hợp pháp trên biển.

    Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật Cảnh sát biển?

    Theo Điều 7 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

    - Chống đối, cản trở hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ.

    - Mua chuộc, hối lộ hoặc ép buộc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam làm trái chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn.

    - Giả danh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam; giả mạo tàu thuyền, phương tiện của Cảnh sát biển Việt Nam; làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, con dấu, giấy tờ của Cảnh sát biển Việt Nam.

    - Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam để vi phạm pháp luật; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    - Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam nhũng nhiễu, gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trên biển.

    - Hành vi khác vi phạm quy định của Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018.

    Như vậy, các hành vi nêu trên là hành vi bị cấm theo Luật Cảnh sát biển, nếu vi phạm sẽ có thể bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ hành vi và mức độ vi phạm.

     
    493 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận