Bài 1:
Những vấn đề cơ bản về luật Hiến pháp
I. Câu hỏi nhận định:
1. Hiến pháp là đạo luật gốc, cơ bản của một quốc gia.
2. Hiến pháp điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Tất cả các ngành luật khác của pháp luật quốc gia khi ban hành phải được dựa trên cơ sở nền tảng của Bản hiến pháp.
4. Hiến pháp và Luật hiến pháp là hai khái niệm đồng nhất với nhau.
5. Toàn bộ quy định của hiến pháp đều là quy phạm pháp luật hiến pháp.
6. Đa số các quy phạm pháp luật hiến pháp thường không đủ ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài.
7. Tất cả các loại chủ thể trong quan hệ pháp luật hiến pháp đều tham gia vào quan hệ pháp luật của các ngành luật khác.
8. Các văn bản pháp luật có hiệu lực dưới luật đều không được xem là nguồn của luật hiến pháp.
9. Nguồn của luật hiến pháp phải là các văn bản luật do Quốc hội ban hành.
10. Khoa học luật hiến pháp là một ngành khoa học pháp lý độc lập trong hệ thống khoa học pháp lý Việt nam.
11. Công dân đương nhiên là chủ thể của quan hệ pháp luật Hiến Pháp.
12. Hiệu lực của Hiến pháp cao hơn các Điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia hoặc ký kết.
13. Các quy phạm pháp luật khác do nhà nước ban hành nếu có nội dung điều chỉnh trái với Hiến pháp đều bị hủy bỏ.
14. Hiến Pháp là đạo luật duy nhất ở Việt Nam quy định về tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước.
15. Việc soạn thảo, ban hành và sửa đổi Hiến pháp được tiến hành theo một trình tự, thụ tục đặc biệt khác với việc ban hành, sửa đổi các ngành luật khác.
16. Người không quốc tịch có thể là chủ thể của Luật Hiến pháp
II. Câu hỏi tự luận:
1. Phân biệt các khái niệm: Hiến pháp, Luật hiến pháp, nguồn luật hiến pháp và khoa học luật hiến pháp?
2. Phân tích các yếu tố hợp thành một quan hệ pháp luật hiến pháp?
3. Chứng minh khoa học luật hiến pháp là một ngành khoa học pháp lý độc lập?
4. Nguồn của Luật hiến pháp Việt Nam?
5. Hệ thống khoa học Luật hiến pháp?
Bài 2:
I. Câu hỏi nhận định:
1. Học thuyết “Tam quyền phân lập” là nền tảng tư tưởng pháp lý quan trọng cho sự ra đời của các bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử.
2. Hiến pháp không thể xuất hiện trong các kiểu nhà nước Chủ nô và Phong kiến vì trong các kiểu nhà nước này trình độ lập pháp còn rất hạn chế nhàg vua không thể ban hành cho minh một bản Hiến pháp.
3. Cách mạng tư sản là nguyên nhân trực tiếp cho sự ra đời của các bản hiên pháp đầu tiên trong lịch sử.
4.Điều kiện cho sự xuất hiện và tồn tại của hiến pháp tư sản có nguồn gốc sâu xa trong lòng xã hội phong kiến.
5. Hiến pháp ra đời đánh dấu cho sự xuất hiện hình thức chính thể nhà nước Cộng hòa trong lịch sử.
6. Hiến pháp chỉ xuất hiện trong hình thức chính thể nhà nước Cộng hòa.
7.Hiến pháp là biệu hiện của một sự phát triển tất yếu của lịch sử loài người.
8.Bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử ra đời ngay sau cuộc cách mạng Tư sản dành thắng lợi (cách mạng Tư sản Anh năm 1640).
9.Hiên nay trên thế giới tất cả các nhà nước đều có Bản hiến pháp.
10. Các nhà nước Quân chủ lập hiến, Hiến pháp không được xây dựng trên nguyên tắc của học thuyết “tam quyền phân lập”, vì các nhà nước này vân còn tồn tại nhà vua.
11. Trong một số nhà nước phong kiến trước đây tuy hiến pháp chưa xuất hiện nhưng đã tồn tại một loại văn bản có nội dung kiểu như Hiến pháp.
12. Các học giả Tư sản phương tây luôn cho rằng: Hiến pháp là văn bản có ý nghĩa pháp lý đặc biệt, trong đó xác định các tổ chức cũng như chức năng của các cơ quan cai quản nhà nước và vạch định các nhuyên tắc xác định hoạt động của các cơ quan đó”.
13. Hiến pháp là một đạo luật gốc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất, được ban hành theo một trình tự, thụ tục đặc biệt do vậy Hiến pháp không mang bản chất giai câp.
14. Hiến pháp là kết quả của sự vận động của đời sống chính trị, do vậy nội dung và hình thức của Hiến pháp luôn chịu sự quy định và tác động trực tiếp của đời sống đấu tranh giai cấp.
15. Sự xuất hiện các bản Hiến pháp đầu tiên của mỗi nhà nước đều là kết quả keo theo của một cuộc đấu tranh giai cấp.
16. Khi dành được chính quyền giai cấp Tư sản đã sự dụng Hiến pháp như là một công cụ đắc lực để hạn chế quyền làm chủ nhà nước của người dân lao động.
17. Các bản hiến pháp không thể tồn tại dưới dạng bất thành văn, bởi vì hiến pháp là đạo luật gốc của mỗi quốc gia.
18. Nội dung các bản hiến pháp tư sản đều ghi nhận sở hữu tư nhân Tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất là bất khả xâm phạm.
19. Bản hiến pháp đầu tiên của các nước XHCN là bản hiến pháp của nhà nước Cộng hòa xô viết năm 1918.
20. Các nước XHCN sau khi dành được chính quyền đều ban hành cho minh một bản Hiến pháp mới.
21. Một đặc trưng cơ bản của các Nhà nước XHCN là thường ban hành bản hiến pháp mới để thay thế bản hiến pháp cũ, điều này thường không tồn tại ở nhà nước Tư sản.
22. Các bản hiến pháp XHCN không còn mang bản chất giai cấp.
23. Hiến pháp XHCN không được xây dựng trên cơ sở nền tảng nguyên tắc “Tam quyền phân lập”.
24. Hiến pháp thật sự là sản phẩm trí tuệ của các nhà lập hiến, công việc riêng của các vị dân biểu.
25. Hiến pháp XHCN không chỉ là một đạo luật của Nhà nước vì hiến pháp XHCN không còn mang tính nhà nước.
26. Bản Hiến pháp Mỹ năm 1787 vẫn tồn tại đến ngày nay là do trình độ lập hiến của Mỹ cao hơn so với quốc gia khác.
II. Câu hỏi tự luận:
1.Trình bày nguồn gốc và bản chất của hiến pháp?
2.Sự ra đời và phát triển của hiến pháp Tư sản?
3. Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp XHCN?
4.Phân tích các đặc trưng cơ bản của Hiến pháp XHCN so với hiến pháp Tư sản?
5. Phân biệt các điểm khac nhau cơ bản giữa hiến pháp tư sản so với hiến pháp XHCN?
Bài 3:
I. Câu hỏi nhận định:
1. Trước cách mạng tháng 8, năm 1945 nước ta không có Hiến pháp bởi vì lúc đó nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quan chủ chuyên chế.
2. Tư tưởng về lập hiến ở nước ta đã xuất hiện từ trước cách mạng tháng tám.
3.Theo hiến pháp 1946,Chủ tịch nước có quyền phủ quyết các đạo luật do Quốc hội thông qua.
4. Theo hiến pháp 1946, Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người đứng đầu chính phủ, do vậy không có chức danh thủ tưởng chính phủ.
5.Theo hiến pháp 1946, hình thức chính thể nhà nước ta là sự kết hợp hình thức chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa nghị viện.
6.Chủ tịch nước theo hiến pháp 1946 do cử tri trực tiếp bầu ra do đó mà không phải chịu trách nhiệm báo cáo công việc trước nghị viện.
7. Theo hiến pháp 1959, chủ tịch nước phải từ 35 tuổi trở lên và được Quốc hội bầu ra trong số các Đại biểu Quốc hội.
8. Trong hệ thống các cơ quan nhà nước Việt Nam theo các bản hiến pháp thì Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có tổ chức và hoạt động thêo nguyên tắc thủ trưởng trực tiếp một chiều.
9. Hiến pháp 1980 là bản hiến pháp đầu tiên ở nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
10. Hiến pháp 1980 cơ quan giúp việc cho quốc hội là uỷ ban thường vụ quốc hội.
11. Chủ tịch nước là tập thể do quốc hội bầu ra, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại theo Hiến pháp 1980.
12. Hiến pháp 1980 đã thay thế chính thể của nhà nước ta từ Cộng hòa dân chủ nhân dân thành chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
13. Hiến pháp 1959, chỉ thừa nhận hai thành phần kinh tế là kinh tế tập thể và kinh tế hợp tác xã tương ứng với hai hình thức sở hữu là sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước.
14. Hiến pháp 1992 là bản hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước ở Việt Nam theo tinh thần của Văn kiện Đại hội Đảng VI.
15. Chế độ kinh tế theo hiến pháp 1992, đã thừa nhận nền kinh tế TBCN ở Việt Nam.
16. Chế độ kinh tế theo hiến pháp 1992, đã giải phóng được mọi năng lực sản xuất phát huy được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế.
17. Hiến pháp 1992, đã giới hạn quyền giám sát của Viện kiểm sát chỉ trong phạm vi các hoạt động Tư pháp.
18. Sự thay thế các bản hiến pháp ở Việt nam được bắt nguồn từ sự thay đổi và những đòi hỏi khách quan của xã hội.
19. Hệ thống Tòa án của Nhà nước ta theo Hiến pháp 1946 được tổ chức theo cấp hành chính – lãnh thổ.
20. Càng về sau cùng với sự thay thếcuar các bản hiến pháp, nền dân chủ ngày càng được mở rộng thì vai trò của nhà nước trong xã hội sẽ giảm đi.
21. Khi hiến pháp thay đổi sẽ dẫn đến sự thay dổi cơ bản của các ngành luật khác.
22. Điều ước quốc tế có giá trị điều chỉnh cao hơn pháp luật quốc gia do vậy việc ký kết các Điều ước Quốc tế của chủ thể có thẩm quyền chỉ phải tuân theo pháp luật quốc tế.
23. Nhà nước, pháp luật và Hiến pháp đều có cùng cơ sở tồn tại và nguôn gốc xuất hiện.
Bài 4: Chế độ Chính Trị
I. Câu hỏi ôn tập:
1. Phân tích Bản chất nhà nước ta qua bốn bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992.
2. Phân tích vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam?. Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện qua 4 Hiến pháp như thế nào?
3. Phân tích vị trí, vai trò nhà nước trong hệ thống chính trị ?
4. Phân tích Vị trí, vai trò Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị?
5. Đường lối chính sách đối ngoại nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?
III. Chương trình thảo luận:
1. Phân tích bản chất nhà nước ta thể hiện qua bốn bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013.
2. Phân tích chính sách đoàn kết và đường lối dân tộc ta thể hiện qua các bản hiến pháp, Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992, HiÕn ph¸p söa ®æi n¨m 2013 ?
BÀI 5 :
QUYỀN CON NGƯỜI; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
1. Giáo trình
- Trường đại học luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội – 2004
- Đại học quốc gia Hà Nội khoa luật: Giáo trình luật Hiến pháp, NXB đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội - 2003
2. Tài liệu tham khảo:
1. Viện khoa học pháp lý: Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới. NXB Tư pháp,Hà Nội - 2005
2. Rogerh.Đavidson and Walter j.oleszek. Quốc hội và các thành viên (Congress and its members), NXB Chính trị quốc gia, HN - 2002
3. Hiến pháp năm 1946- Sự kế thừa và phát triển qua các Hiến pháp Việt Nam, Văn phòng Quốc hội, NXB Chính trị quốc gia HN.1993.
4. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Tập 1, 2), NXB Lý luận chính trị, HN - 2004
5. Jean - Jacques Rousseau: Bàn về khế ước xã hội, NXB Lý luận chính trị, HN - 2005
6. Bộ tư pháp. Việt Nam với vấn đề quyền con người, NXB Tư pháp. HN 2005.
7. Nguyễn Văn Động: Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt nam.NXB KHXH.2005.
8. Tuyên ngôn về nhân quyền của LHQ
9. Công uớc về quyền dân sự, chính trị.
10. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá.
11. Luật Quốc tịch năm 1998 sửa đổi năm 2008.
12. Luật cư trú.
C. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
I. Câu hỏi khẳng định.
Khẳng định sau đây đúng hay sai? giải thích tại sao?
1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chế định quan trọng trong Luật hiến pháp?
2. Các quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận trong hiến pháp đều được gọi là các quyền và nghĩa vụ cơ bản.
3. Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong các nguyên tắc về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
4. Sự bình đẳng của công dân đựoc thể hiện hai mặt đó là: quyền và nghĩa vụ.
5. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngày càng được hoàn thiện qua các giai đoạn lịch sử.
6. Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân đều được đối xử như nhau, không phân biệt sức khỏe, tuổi tác và hoàn cảnh.
7. Quyền và nghĩa vụ trên lĩnh vực kinh tế- xã hội được xem là có tính chất nền tảng và mang ý nghĩa quyết định.
8. Tự do về chính trị là việc công dân tham gia vào hoạt động quản lý của nhà nước.
9. Quyền bầu cử và ứng cử là quyền và nghĩa vụ cơ bản về chính trị.
10. Một nhà nước pháp quyền là nhà nước các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đảm bảo và hiện thực cao.
11. Quốc tịch là căn cứ xác định Công dân của một quốc gia.
12. Người nước ngoài là người có quốc tịch của một nước khác.
13. Nguyên tắc xác định quốc tịch theo pháp luật Việt nam là căn cứ vào tiêu chí huyết thống.
14. Công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch Việt nam.
15. Theo quy định của pháp luật Việt Nam mất quốc tịch là bị tước quốc tịch.
16. Tất cả mọi công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch để xin nhập quốc tịch nước khác đều được nhà nước ta cho phép được thôi.
17. Quốc tịch của người con chưa thành niên theo quốc tịch của cha mẹ.
18. Trẻ em là công dân Việt nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì thôi quốc tịch Việt nam.
19. Hiến pháp 1992 quy định các vấn đề về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mang tính dân chủ, hiện thực hơn.
20. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngày càng được hoàn thiện và xây dựng trong nhà nước Việt nam xã hội chủ nghĩa.
II. Câu hỏi ôn tập
1. Những quy định cơ bản của hiến pháp trên các lĩnh vực chính của xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của xã hội ?
2. Luật quốc tịch Việt Nam có những nội dung cơ bản nào ?
3. Tại sao Hiến pháp lại gọi là quyền và nghĩa vụ "cơ bản" của công dân ?
b. Câu hỏi thảo luận
1. Sự phát triển của các chế định “Kinh tế” và “ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” qua các bản Hiến pháp của Việt Nam?
2. Nghị viện Hoa kỳ đa thông qua nhiều dự luật trong đó thể hiện: Việt nam vi phạm nhân quyền, không đảm bảo các quyền tự do và dân chủ. Bằng kiến thức đã học anh (chị ) hãy chứng minh những dự luật và quyết định trên là sai trái, không đúng với tình hình thực tế, can thiệp vào công việc nội bộ Việt nam.
3. Trách nhiệm đảm bảo thực hiện quyền công dân của nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương thức bảo vệ quyền con người và quyền công dân.
5. So sánh sự phát triển các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua 4 bản Hiến pháp.
6. So sánh quyền con người và Quyền công dân.
7. Năm 2005. Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Tuý liên kết với tổ chức nước ngoài thực hiện tuyên truyền, rải truyền đơn, chống phá Đảng và nhà nước ta. Lê Quốc Thuý đã bị Toà án tuyên là tử hình về Tội phản bội tổ quốc. Mai văn Hạnh bị Tuyên chỉ là tội gián điệp Vì trong quá trình thực hịên hoạt động tuyên truyền Mai văn Hạnh đã nhập quốc tịch Pháp.
Quan điểm anh (chị) về sự việc trên.
Bài 6
KINH TẾ; VĂN HOÁ, GIÁO DỤC, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Câu hỏi nhận định: Khẳng định đúng sai? giải thích tại sao.
1. Mục đích chính sách nền văn hoá Việt Nam là tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
3. Tính tiên tiến của nền văn hoá bắt nguồn từ xu hướng phát triển của xã hội, du nhập từ nền văn hoá các nước trên thế giới.
5. Mục đích của sự n ghiệp giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
6. Mục đích phát triển khoa học công nghệ mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế.
7. Chính sách văn hoá qua các giai đoạn phát triển là khác nhau.
8. Bản chất của văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ luôn bắt nguồn từ cơ sở vật chất, từ chế độ kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước.
9. Nghiên cứu chế độ xã hội thì chỉ cần nghiên cứu chế độ văn hoá giáo dục , khoa học và công nghệ.
10. Trong giai đoạn hiện nay chỉ cần phải xây dựng nền khoa học và công nghệ tiên tiến và đồng bộ và phát triển.
11. Chế độ kinh tế là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
12. Mục đích phát triển kinh tế qua các giai đoạn lịch sử là khác nhau.
13. Sự chuyển hướng từ cơ chế tập trung thống nhất sang cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước là bước ngoặt trong đời sống kinh tế của xã hội.
14. Sở hữu toàn dân là sở hữu nhà nước.
15. Chủ thể sở hữu nhà nước chỉ có thể là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
16. Khách thể sở hữu nhà nước là danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của cá nhân.
17. Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã.
18. Khách thể sở hữu tập thể là ruộng đất, hầm mỏ, sông ngòi.
19. Nước ta hiện nay có 3 hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể.
20. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là hình thức sở hữu nhà nước.
21. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
22. Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kê hoạch, chính sách là nguyên tắc cơ bản nhất trong các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế.
II. Câu hỏi thảo luận, thuyết trình:
1. Phân tích quy định chế độ kinh tế của nhà nước ta qua các giai đoạn lịch sử thông qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959. 1980, 1992 sủa đổi năm 2001.
2. Phân tích nguyên tắc nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch.
II. Câu hỏi thảo luận.
1. Phân tích chính sách phát triển văn hoá qua các giai đoạn lịch sử thể hiện qua Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp 1959. Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001. Hiến pháp 2013.
2. Dựa vào kiến thức đã học và thực tế phân tích chính sách phát triển nền giáo dục Việt Nam là giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Bài 7: Luật Quốc tịch Việt Nam
I. Câu hỏi nhận định:
1. Quốc tịch là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
2. Vấn đề quốc tịch phản ánh về chế độ dân số và dân cư của nhà nước.
3.Quốc tịch không bị giới hạn về phạm vi lãnh thổ và thời gian.
4.Các quốc gia đã xác định quốc tịch nguyên thủy theo nguyên tắc huyết thống thì không thể xác định theo nguyên tắc lãnh thổ và ngược lại.
5. Luật quốc tịch Việt nam năm 1998, áp dụng nhất quán nguyên tắc nhà nước một quốc tịch.
6. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã thừa nhận vấn đề hai quốc tịch trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
7. Khi xung đột về nguyên tắc xác định quốc tịch giữa các quốc gia xẩy ra thì một trong các hệ quả của nó là vấn đề người không quốc tịch.
8.Trẻ em có quốc tịch Việt nam vì bị bỏ rơi được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam, nếu khi đến dưới 15 tuổi mà tìm thấy cha mẹ của nó thì đứa trẻ đó đương nhiên mất quốc tịch Viện nam.
9.Công dân Việt Nam không thể bị tước quốc tịch Việt nam.
10. Cán bộ công chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước và thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì không được xin thôi quốc tịch Việt Nam.
11. Mọi công dân Việt Nam đều có thể xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch của một nhà nước khác.
12. Các tuyển thủ bóng đá nước ngoài khi thi đấu tại Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam khi họ đã có đủ từ 5 năm thường trú tại Việt Nam.
13.Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mang Quốc tịch Việt Nam.
14. Mọi cá thể người sinh ra đều có quyền có Quốc tịch vì Quốc tịch là cơ sở pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của con người.
15. Quốc tịch là cơ sở duy nhất để xác định hiệu lực về luật điều chỉnh về mặt chủ thể.
BÀI 8: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
1. Giáo trình
- Trường đại học luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội - 2004
- Đại học quốc gia Hà Nội khoa luật: Giáo trình luật Hiến pháp, NXB đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội - 2003
2. Tài liệu tham khảo:
1. Viện khoa học pháp lý: Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới. NXB Tư pháp,Hà Nội - 2005
2.Rogerh.Đavidson and Walter j.oleszek. Quốc hội và các thành viên (Congress and its members), NXB Chính trị quốc gia, HN - 2002
4. Vũ Hồng Anh, tổ chức và hoạt động của Chính phủ của một số nước trên thế giới.NXB CTQG.HN 1997.
5. Jean - Jacques Rousseau: Bàn về khế ước xã hội, NXB Lý luận chính trị, HN - 2005
6. Montesquieu: Tinh thần pháp luật: NXB Giáo dục, HN - 2005
7. Vũ Văn Mẫu: Pháp luật diễn giảng, Luật khoa Đại học, Sài gòn – 1975
8. Hữu Ngọc: Hồ sơ văn hóa Mỹ, NXB Văn hóa thông tin, HN – 2000.
9. Hiến pháp 1946. sự kế thừa và phát triển qua các bản Hiến pháp Việt Nam. Văn phòng Quốc hội.NXB CTQG. HN 1993.8
10. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992.
11. Nguyễn Đăng Dung. Tính nhân bản ủa Hiến pháp và bản tính của từng cơ quan nhà nước.NXB CTQG.HN 2003.
12. Bùi xuân Đức. Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay.Nxb Tư pháp.HN 2004.
13. Nguyễn cảnh Bình. Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào.Nxb Thế giới. HN- 2003
14. Thái vĩnh Thắng. lịch sử lập hiến Việt Nam.Nxb CTQG.HN 1998
15. Lê Cảm.Nguyễn Ngọc Chí. cải cách tư pháp ở Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Nxb ĐHQG. HN- 2004.
I. Khẳng định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao?
1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước chỉ được quy định trong luật Hiến pháp.
2. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất.
3. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo chỉ được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
4. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua hình thức Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách để nhà nước thể chế hoá thành pháp luật.
5. Nguyên tắc tập trung, dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.
6. Pháp chế là pháp luật tối cao, cao thượng.
7. Hiến pháp 1980 đã chuyển hình thức chính thể là dân chủ nhân dân sang chính thể Cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
8. Bộ máy nhà nước qua các bản Hiến pháp ngày càng được cũng cố và hoàn thiện.
9. Vấn đề cải cách và hoàn thiện Bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề trung tâm là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
10. Quá trình hoàn thiện Bộ máy nhà nước qua các bản Hiến pháp thì quyền làm chủ của người dân ngày càng được phát huy.
BÀI 9
QUỐC HỘI NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
1. Giáo trình
- Trường đại học luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội - 2004
- Đại học quốc gia Hà Nội khoa luật: Giáo trình luật Hiến pháp, NXB đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội - 2003
2. Tài liệu tham khảo:
1. Viện khoa học pháp lý: Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới. NXB Tư pháp,Hà Nội - 2005
2. Rogerh.Đavidson and Walter j.oleszek. Quốc hội và các thành viên (Congress and its members), NXB Chính trị quốc gia, HN - 2002
3. Văn phòng Quốc hội. Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội. NXB Tư pháp. HN 2006.
4. Văn phòng Quốc hội, Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội. NXB CTQG. HN 2004.
5. Jean - Jacques Rousseau: Bàn về khế ước xã hội, NXB Lý luận chính trị, HN - 2005
6. Montesquieu: Tinh thần pháp luật: NXB Giáo dục, HN - 2005
7. Luật tổ chức Quốc hội năm 2002. Luật hoạt động giám sát Quốc hội năm 2003
8. Vũ Văn Mẫu: Pháp luật diễn giảng, Luật khoa Đại học, Sài gòn – 1975.
9. Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, đoàn đại biểu quốc hội.
10. Vũ Hồng Anh. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ của một số nuớc trên thế giới.NXB CTQG.HN 1997.
11. Bùi xuân Đức. Đổi mới và hoàn thiện Bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay.NXb Tư pháp. HN 2004.
12. Quốc hội Việt Nam 60 năm hình thành và phát triển.Nxb CTQG.HN 2006.
13. Tạp chí dân chủ.
C. Câu hỏi ôn tập và thảo luận
I. Khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
2. Vị trí, tính chất của Quốc hội là “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
3. Mọi công việc quan trọng của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc đều do Quốc hội quyết định.
4. Chỉ có Quốc hội mới thẩm quyền quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
6. Quốc hội quyết định đặc xá.
7. Chỉ có Quốc hội mới thực hiện giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
8. Thành viên của uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng thời là thành viên của Chính phủ và phải làm việc theo chế độ chuyên trách.
9. Các thành viên của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội phải là đại biểu quốc hội và đồng thời là thành viên Chính phủ.
10. Kiểm tra giám sát của Quốc hội thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
11. Quốc hội họp chỉ họp trong trường hợp uỷ ban thường vụ quốc hội triệu tập.
12. Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất một nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
13. Đại biểu quốc hội có quyền kiến nghị với uỷ ban thưòng vụ quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
14. Theo Hiến pháp 2013, thành viên, cơ quan thường trực của Quốc hội đồng thời là thành viên của cơ quan quản lý nhà nước.
15. Thành viên của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội (UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các uỷ ban….) tất cả hoạt động theo chế dộ chuyên trách.
16. Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với chánh án, phó chánh án, thẩm phán toà án nhân dân tối cao.
17. Quyền chất vấn của Đại biểu chỉ được thực hiện tại các kỳ họp của Quốc hội.
18. Hiệu quả hoạt động của quốc hội phụ thuộc vào hiệu quả của các hình thức hoạt động của Quốc hội.
19. Nghị quyết của Quốc hội chỉ cần quá nữa tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành.
20. Luật của quốc hội được thông qua khi có một phần hai tổng số đại biểu quốc hội tham gia dự họp biểu quyết tán thành.
21. Nghị quyết phiên họp của Uỷ ban thường vụ quốc hội phải được quá nửa thành viên của UBTV quốc hội tán thành, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thực hiện về bên có ý kiến của Chủ tịch quốc hội.
22. Trong thời gian quốc hội không họp thì Uỷ ban thường vụ quốc hội coa quyền phê chuẩn đề nghị của thủ tướng chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, sau đó báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên.
23. HiÕn ph¸p 2013 quy ®Þnh thÈm quyÒn cña Uû ban thêng vô quèc héi trong viÖc chia, t¸ch, nhËp, ®iÒu chØnh ®Þa giíi hµnh chÝnh cÊp tØnh, thµnh phè trùc thuéc trung u¬ng.
24. Theo HiÕn ph¸p 2013, Quèc héi cã quyÒn phª chuÈn bæ nhiÖm ThÈm ph¸n cña Toµ ¸n c¸c cÊp
25. Chỉ có quốc hội mới có quyền thực hiện hoạt động giám sát tối cao.
26. Chỉ có quốc hội mới có quyền bãi nhiệm đại biểu quốc hội
27. Tất cả đại biểu quốc hội đều hoạt động chuyên trách.
28. Đại biểu quốc hội chỉ bị khởi tố hình sự trường hợp phạm tội quả tang.
29. Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với thủ tướng và các thành viên khác của chính phủ.
30. Ủy ban thường vụ quốc hội có quyền chia tách, sáp nhập, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
II. Câu hỏi tự luận
1. Phân tích vị trí, tính chất và vai trò Quốc hội trong hệ thống Bộ máy nhà nước.
2. Phân tích hoạt động kiểm tra và giám sát của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay? Qua đó hãy thể hiện quan điểm của anh (chị) đề xuát hiện pháp để đảm bảo quá trình kiểm tra và giám sát của Quốc hội được thực hiện tốt nhất.
3. Phân tích hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong kỳ họp Quốc hội.
4. Phân tích vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của Đại biểu quốc hội.
5. Phân tích mối quan hệ giữa chủ tịch nước và chính phủ theo Hiến pháp hiện hành.
6. Phân tích những điểm mới của hoạt động của Quốc hội Hiến pháp 2013 với Hiến pháp 1980.
* SIMINAR:
- Các nhóm lựa chọn đề tài thảo luận.
- Nhóm lập dàn ý về các vấn đề thảo luận, tài liệu hỗ trợ.
- Nhóm tập điều hành seminar theo chủ đề.
- Giải quyết một số tình huống xấy ra.
BÀI 10
CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
1. Giáo trình
- Trường đại học luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội - 2004
- Đại học quốc gia Hà Nội khoa luật: Giáo trình luật Hiến pháp, NXB đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội - 2003
2. Tài liệu tham khảo:
1. Viện khoa học pháp lý: Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới. NXB Tư pháp,Hà Nội - 2005
2.Rogerh.Đavidson and Walter j.oleszek. Quốc hội và các thành viên (Congress and its members), NXB Chính trị quốc gia, HN - 2002
3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung: Sự hạn chế quyền lực nhà nước. NXB Đại học quốc gia, HN - 2005
4. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Tập 1, 2), NXB Lý luận chính trị, HN - 2004
5. Montesquieu: Tinh thần pháp luật: NXB Giáo dục, HN - 2005
6. Vũ Văn Mẫu: Pháp luật diễn giảng, Luật khoa Đại học, Sài gòn – 1975
7. Khoa luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình luật Hiến pháp các .Nxb ĐHQG.HN 2006.
8. Ban pháp chế trung ương. Tìm hiểu về hiên pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.Nxb sự thật- 1976.
9. Tạp chí dân chủ và pháp luật, tạp chí nghiên cứu lập pháp.
C. Câu hỏi ôn tập và thảo luận
I. Khẳng định đúng sai và giải thích tại sao:
1. Vị trí chế định chủ tịch nước qua các giai đoạn lịch sử là khác nhau.
2. Nhiệm kỳ của chủ tịch nước theo nhiệm ky của Quốc hội.
3. Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước thay mặt nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam về đối nội và đối ngoại.
4. Chủ tich nước chỉ có một nhiệm vụ và quyền hạn là nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại.
5. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Quốc hội thảo luận, xem xét lại Hiến pháp và luật.
6. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Quốc hội, uỷ ban thường vụ quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày thông qua.
7. Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ.
8. Chủ tịch nước có quyết định đại xá.
10. Nhiệm kỳ của chủ tịch nước là 4 năm
11. Chủ tịch nước phải báo cáo hoạt động của mình trước chính phủ.
12. Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1959 là cá nhân từ 35 tuổi trở lên được bầu trong số các đại biểu quốc hội.
13. Chủ tịch nước theo hiến pháp năm 1980 là cá nhân được bầu trong số các đại biểu Quốc hội.
14. Theo quy định Hiến pháp năm 2013. Chủ tich do quốc hội bầu lên trong số đại biểu quốc hội khi có 2/3 tổng số đại biểu quốc hội bỏ phiếu tán thành.
15. Phó chủ tịch do quốc hội bầu lên, theo đề nghị chủ tịch nước không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
II. Câu hỏi tự luận, thuyết trình
1.Hãy phân tích nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước trong chính sách đối nội.
2.Phân tích vị trí của chủ tịch nước qua các giai đoạn lịch sử. Qua đó nêu lên quan điểm về ưu nhược điểm của chế định chủ tịch nước.
3.Phân tích mối quan hệ giữa chủ tịch nước với Quốc hội.
4. Phân tích mối quan hệ giữa chủ tịch nước và Chính phủ.
5.So sánh nội dung chế định chủ tịch nước hiến pháp 2013 với hiến pháp 1946.
6.Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước trong giai đoạn hiện nay.
BÀI 11
CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM
1. Giáo trình
- Trường đại học luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội – 2004.
- Đại học quốc gia Hà Nội khoa luật: Giáo trình luật Hiến pháp, NXB đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội – 2003.
2. Tài liệu tham khảo:
1. Viện khoa học pháp lý: Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới. NXB Tư pháp,Hà Nội - 2005
2. Rogerh.Đavidson and Walter j.oleszek. Quốc hội và các thành viên (Congress and its members), NXB Chính trị quốc gia, HN - 2002
3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung: Sự hạn chế quyền lực nhà nước. NXB Đại học quốc gia, HN - 2005
4. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Tập 1, 2), NXB Lý luận chính trị, HN - 2004
5. Jean - Jacques Rousseau: Bàn về khế ước xã hội, NXB Lý luận chính trị, HN - 2005
6. Montesquieu: Tinh thần pháp luật: NXB Giáo dục, HN - 2005
7. Vũ Văn Mẫu: Cổ luật Việt Nam lược khảo, Luật khoa Đại học, Sài gòn - 1970
8. Vũ Văn Mẫu: Pháp luật diễn giảng, Luật khoa Đại học, Sài gòn – 1975
9. Luật tổ chức Chính phủ, quy chế làm việc của Chính phủ.
10. Vũ Hồng Anh. Tổ chức, hoạt động của Chính phủ một số nước trên thế giới. NXB CTQG.HN 1997.
11. Nghị định số 179/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định quy chế làm việc của chính phủ.
12. Nghị quyết số 01/2007/NQ- QH của Quốc Hội quy định về cơ cấu của Chính phủ.
13. Nghị định 176/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động của Bộ, các cơ quan ngang bộ.
14. Bùi xuân Đức. Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay.Nxb Tư pháp.2004.
15. Tạp chí nhà nước và pháp luật.
C. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
I. Khẳng định sau đây đúng hay sai.Giải thích tại sao?
1. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ chủ yếu được quy định trong Hiến pháp và các luật tổ chức.
3. Hiến pháp 1959 Chính phủ là cơ quan chấp hành và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Quốc hội.
4. Hiến pháp 1980. Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ nên không có chức danh thủ tướng chính phủ.
5. Hiến pháp 1946 Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước nên trong cơ cấu của Chính phủ không có chức danh thủ tướng Chính phủ.
6. Các thành viên trong Chính phủ bắt buộc phải là đại biểu Quốc hội.
7. Trong cơ cấu của chính phủ có thường trực Hội đồng chính phủ tư vần và giải quyết các vấn đề liên quan trong tổ chức và hoạt động của chính phủ.
8. Thủ tướng chính phủ đứng đầu chính phủ, thực hiện nguyên tắc thủ trưởng lãnh đạo, tập trung quyền lực vào tay Thủ tướng.
9. Hoạt động của Chính phủ thông qua hoạt động của thủ tướng Chính phủ là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Chính phủ.
10. Các phiên họp của Chính phủ được tiến hành một tháng hai lần.
11. Những người tham gia các phiên họp của chính phủ đều có quyền tham gia biểu quyết.
12. Trong các phiên họp của Chính phủ nếu biểu quyết ngang nhau thì tiến hành biểu quyết lại.
13. Chính phủ đựoc ban hành pháp lệnh, nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
14. Thủ tướng chính phủ có quyền miễn nhiệm, điều động, cách chức chủ tich, các phó chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
15. Thủ tướng chính phủ quyền ban hành quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
16. Chính phủ có quyền thành lập các bộ và các cơ quan ngang bộ.
17. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thứ trưởng và các chức vu tương đương.
18. Bộ, cơ quan ngang bộ có quyền ban hành Nghị đinh, chỉ thị, thông tư.
19. Thủ tướng có quyền bầu, cách chức bộ trưởng, và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
20. Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ do thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn nên chỉ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng,
II. Câu hỏi ôn tập và thảo luận
1. Trình bày quá trình phát triển của bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992.
2. Ý nghĩa lịch sử và giá trị khoa học của hiến pháp 1946 ?
3. Theo Hiến pháp 2013 Chủ tịch nước có mối quan hệ như thế nào đối với Quốc hội, Chính phủ, Toà án và Viện kiểm sát ?
4. Những nội dung cơ bản của Luật bầu cử Việt Nam ?
III. Câu hỏi thảo luận
1. Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Việt Nam.
2. Phân biệt bãi nhiệm và miễn nhiệm.
3. Phân tích vai trò của từng thành viên Chính phủ trong hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
4. Vị trí của chinh phủ trong cơ cấu quyền lực nhà nước.
5. Phân tích mối quan hệ giữa chính phủ với các cơ quan nhà nước khác ở trung ương.
6. Vai trò của chính phủ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
7. Hinh thức hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
8. Đổi mới tổ chức, hoạt động của của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
BÀI 12
TOÀ ÁN NHÂN DÂN
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1. Giáo trình
- Trường đại học luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội – 2004.
- Đại học quốc gia Hà Nội khoa luật: Giáo trình luật Hiến pháp, NXB đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội – 2003.
2. Tài liệu tham khảo:
1. Viện khoa học pháp lý: Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới. NXB Tư pháp,Hà Nội - 2005
2. Rogerh.Đavidson and Walter j.oleszek. Quốc hội và các thành viên (Congress and its members), NXB Chính trị quốc gia, HN - 2002
3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung: Sự hạn chế quyền lực nhà nước. NXB Đại học quốc gia, HN - 2005
4. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Tập 1, 2), NXB Lý luận chính trị, HN - 2004
5. Luật tổ chức TAND- VKSND năm 2002.nxb ctqg.
6. Báo cáo thống kê hoạt động của TAND- VKSND Năm 2008, 2009.
C. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
I. Khẳng định sau đây đúng hay sai.Giải thích tại sao?
1.Xét xử là chức năng duy nhất của Toà án nhân dân các cấp.
2.Chánh án Toà án nhân dân cấp địa phương do Chánh án Toà án nhân dân nhân tối cao bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức.
3. Thẩm phán, phó chánh án Toà án nhân dân các cấp do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễm nhiệm và cách chức.
4. Hội thẩm nhân dân là cán bộ Toà án do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra.
5. Các phiên xét xử của Toà án đều được tiến hành công khai.
6. Toà án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.
7. Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng.
8.Toà chuyên trách của Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
9. Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những bản án quyết định không thuộc thẩm quyền xét xử Toà án nhân dân cấp huyện và theo quy định pháp luật.
10. Quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
11. Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát hoạt động chấp hành pháp luật của các bộ, các cơ quan ngang bộ, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang ...
12.Viện trưởng viện kiểm sát các cấp do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
13.Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp do viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
14.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát là tập trung dân chủ, kết hợp với chế độ thủ trưởng.
15. Tất cả mọi phiên toà bắt buộc phải có Kiểm sát viên tham gia trong quá trình tố tụng.
16. Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm những bản án, quyết định của toà án nhân dân.
17. Nhiệm kỳ của kiểm sát viên là 5 năm.
18.Chức năng của Viện Kiểm sát là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án.
19. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.
20. Hoạt động Nghị án tại phiên toà thì kiểm sát viên có quyền tham gia biểu quyết.
21. Tòa chuyên trách tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
22. Tất cả vụ án hình sự xét xử sơ thẩm thuộc về thẩm quyền tòa án nhân dân cấp Tỉnh.
23. Tòa án quân sự các cấp đều thành lập ở các địa phương.
24. Chỉ có Viện Kiểm sát mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
25. Luật sư chỉ tham gia phiên tòa khi được tòa án chỉ định.
26. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu hoãn phiên tòa để tiến hành điều tra lại.
27. Chỉ có tòa án mới có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế.
28. Tòa án chỉ xét xử kín khi có yêu cầu của viện kiểm sát nhân dân
29. Luật sư có quyền kháng cáo khi được bị cáo ủy quyền theo quy định của pháp luật.
30. Tại Phiên tòa, đương sự, bị cáo có quyền yêu cầu thay đổi toàn bộ Hội đồng xét xử trong bất kỳ trường hợp nào.
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN.
1. Phân tích nguyên tắc“ Toà án xét xử tập thể, quyết định theo đa số.’’
2.Phân tích tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm kiểm sát viên.
3. Phân tích quá trình kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân trong quá trình tố tụng.
BÀI 13 CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1. Giáo trình
- Trường đại học luật Hà Nội: Giáo trình Luật Hiến pháp, NXB Tư pháp, Hà Nội – 2004.
- Đại học quốc gia Hà Nội khoa luật: Giáo trình luật Hiến pháp, NXB đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội – 2003.
2. Tài liệu tham khảo:
1. Viện khoa học pháp lý: Thiết chế chính trị và bộ máy nhà nước một số nước trên thế giới. NXB Tư pháp,Hà Nội - 2005
2. Rogerh.Đavidson and Walter j.oleszek. Quốc hội và các thành viên (Congress and its members), NXB Chính trị quốc gia, HN – 2002
3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung: Sự hạn chế quyền lực nhà nước. NXB Đại học quốc gia, HN - 2005
4. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (Tập 1, 2), NXB Lý luận chính trị, HN - 2004
5. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân năm 2003.nxb ctqg.
C. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
I. Khẳng định sau đây đúng hay sai.Giải thích tại sao?
1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương.
2. Theo Hiến pháp 1946. Hội đồng nhân dân không tổ chức ở cấp huyện.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân được hình thành ở Hội đồng nhân dân các cấp.
4. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân mỗi cấp căn cứ vào quy mô phát triển của địa phương.
5. Đại biểu Hội đồng nhân dân bắt buộc phải là Đảng viên.
6. Các ban của Hội đồng nhân dân được hình thành ở các cấp hành chính.
7. Trưởng ban của các ban Hội đồng nhân dân co thể đồng thời thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.
8. Hoạt động Thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân được tiến hành tại HĐND cấp tỉnh và HĐND cấp xã.
9. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân bắt buộc phải là đại biểu HĐND.
10. Thành viên của các ban của HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.
11. Đại biểu HĐND mất quyền đại biểu HĐND khi có hành vi phạm tội, bị kết án.
12. Các thành viên của UBND bắt buộc phải là đại biểu HĐND.
13. Kết quả bầu cử các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện phải được Chủ tịch uỷ ban nhân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
14. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp có quyền điều động, bổ nhiệm, cách chức đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới.
15.Phiên họp của Uỷ ban nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất.
16. Hội đồng nhân dân chỉ có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật duy nhất là Nghị Quyết.
17. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là Uỷ viên UBND.
18. Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thuộc sự điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức.
19. Hội đồng nhân dân là cơ quan có thẩm quyền bầu lên chủ tịch, bí thư và các chưc vụ khác.
20. Chỉ có Hội đồng nhân mới có quyền bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.
21.Chủ tịch UBMT tổ quốc ở địa phương do Hội đồng nhân dân bầu ra tại kỳ họp thứ nhất.
22. Hội đồng nhân dân là thực hiện hoạt động giám sát tối cao ở địa phương
23. Hội đồng nhân chỉ họp bất thường khi có đề nghị của 2/3 nhân dân và cử tri ở địa phương.
24. Tại phiên họp Ủy ban nhân dân tất cả thành viên tham dự đều có quyền biểu quyết.
25. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu lên.
II. Câu hỏi tự luận.
1. Quan điểm của anh chị về hoạt động thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân cấp Quận, huyện, phường. Đánh gia ưu và nhược điểm.
2.Phân tích tính chấp hành của UBND đối với HĐND.
3.Quan điểm anh (chị) nâng cao hoạt động của cấp chính quyền địa phương.
Bài 14 HỘI ĐỒNG BẨU CỬ QUỐC GIA VÀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1. Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ tiến hành hoạt động bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
--------------------------END--------------------------------
Cập nhật bởi nguyenvancong90tq ngày 12/11/2015 12:09:09 CH
Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.