Cần quy định "quyền học tập" là quyền nhân thân

Chủ đề   RSS   
  • #209152 24/08/2012

    thienthancongly

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 17 lần


    Cần quy định "quyền học tập" là quyền nhân thân

    Điều 24 BLDS 2005 quy định quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác...
    Mình thấy quyền học tập cũng thỏa mãn định nghĩa này. Người ta sinh ra vốn đã có quyền học tập (học ăn, học nói, học gói, học mở), lớn lên học tri thức, học kỹ năng, học nghề,... Học tập bắt đầu từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi. Học tập (đúng nghĩa của nó) cũng không thể chuyển giao. Học hộ, học giùm, hay "ủy quyền đi học" là chuyện không thể chấp nhận và quy định về giáo dục, đào tạo cũng không cho phép.

    Điều 51 BLDS cũng quy định quyền tự do nghiên cứu (nghiên cứu khoa học), sáng tạo cũng là quyền nhân thân. Sao quyền học tập lại không được quy định là quyền nhân thân?!
     
    Cập nhật bởi thienthancongly ngày 24/08/2012 10:45:47 SA Cập nhật bởi thienthancongly ngày 24/08/2012 12:45:32 SA

    Luật sư Kiều Anh Vũ

    ___________________________________________________________________

    The lawyer is who defends you at the risk of your pocketbook, reputation and life.

    Luật sư là người bảo vệ tài sản, danh vọng và cuộc sông của bạn.

    (Eugene E. Brussell)

     
    4768 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #209380   24/08/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn,

    Bạn có phát hiện hay đấy. Đúng là quyền học tập cũng là một quyền nhân thân quan trọng, cần phải được quy định trong BLDS.

    Giả sử có một người rất muốn được đi học, có nhu cầu đi học, nhưng người khác lại tìm mọi cách để ngăn cấm, cản trở thì rõ ràng là xâm phạm quyền của cá nhân rồi (đã được quy định trong Hiến pháp và Luật giáo dục). Rồi lại giả sử rằng việc ngăn cấm, cản trở này gây ra thiệt hại cho người bị ngăn cấm, cản trở, người bị ngăn cấm cản trở cũng phải được yêu cầu bồi thường thiệt hại mới hợp lý nhỉ. 

     

    Tuy nhiên, mình không đồng ý rằng việc quy định quyền này trong BLDS có thể giải quyết được các trường hợp học hộ, học giùm, hay ủy quyền đi học. Học hộ, học giùm, ủy quyền đi học thực ra không vi phạm quyền đi học mà là vi phạm nghĩa vụ học tập. Những trường hợp này thường không ảnh hưởng đến lợi ích của những người được thực hiện thay nên chẳng ai kiện tụng gì mà phải giải quyết bằng luật dân sự. Nếu có thì vụ việc sẽ được xử lý theo hinfh thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc vi phạm kỷ luật chứ không thể xử lý bằng luật dân sự được. 

    Vài ý kiến trao đổi. 

    CV

     
    Báo quản trị |