Cần làm gì để chấm dứt hợp đồng thuê nhà đúng luật và đòi lại cọc?

Chủ đề   RSS   
  • #595574 17/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2137)
    Số điểm: 74851
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cần làm gì để chấm dứt hợp đồng thuê nhà đúng luật và đòi lại cọc?

    Câu chuyện chủ trọ và sinh viên luôn là vấn đề được đặt ra trong những năm học đại học. Những trường hợp như đổi trọ, tăng giá tiền điện, hay không lấy được tiền cọc luôn được các bạn sinh viên quan tâm.

    Bài viết sau đây sẽ bàn đến vấn đề việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật khi chủ trọ vi phạm hợp hồng và cách để đòi lại cọc đúng luật.

    Tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng thuê nhà như sau:

    Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

    Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Dựa vào quy định trên, hợp đồng thuê nhà được xác định là hợp đồng thuê tài sản, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

    Trường hợp nào bên thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở như sau:

    Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:

    - Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;

    -Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;

    - Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

    Như vậy, nếu chủ trọ của bạn vi phạm một trong các trường hợp trên thì bạn hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà.

    doi-coc-thue-tro

    Nghĩa vụ thông báo của bên đơn đơn phương CDHĐ thuê nhà

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn là gì?

    Theo Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau:

    - Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    - Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    - Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

    - Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.

    - Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

    Đơn phương chấm dứt hợp đồng có lấy lại được tiền đặt cọc?

    Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Do thuê nhà không phải trường hợp bắt buộc phải đặt cọc bởi đây chỉ là hành vi để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng thuê nhà.

    Đồng thời, theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, khi hợp đồng thuê nhà được thực hiện thì tiền cọc sẽ được trả lại cho người thuê hoặc được trừ vào tiền nhà. Tuy nhiên, thực tế, nhiều trường hợp tiền cọc bị người cho thuê giữ lại, chờ đến khi người thuê chấm dứt việc thuê nhà mới trả lại cho bên thuê.

    Do đó, để xác định có phải trả tiền cọc khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn không, hai bên cần căn cứ vào thỏa thuận trước đó nêu trong hợp đồng thuê nhà và có thể xác định trong một số trường hợp sau đây tiền cọc có thể sẽ không được trả lại:

    - Hai bên không đặt cọc trước khi ký hợp đồng thuê nhà.

    - Hai bên thỏa thuận không phạt cọc khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước hạn.

    - Tiền đặt cọc đã được trừ vào tiền thuê nhà ngay tháng sau đó khi người thuê chuyển vào ở trong nhà thuê.

    - Cả hai bên cùng có lỗi hoặc có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan... theo quy định tại Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP.

    Theo đó, đối với hợp đồng đơn phương chấm dứt, bên thuê chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo những quy định của pháp luật tại Điều 132 của Luật Nhà ở 2014 hoặc những trường hợp khác theo hợp đồng thuê nhà thì lúc này mới được hoàn lại tiền cọc. Còn không thì vẫn sẽ phải mất tiền cọc nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Hướng dẫn cách đòi lại tiền cọc 

    Thương lượng

    Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thuê nhà về tiền cọc, các bên nên chủ động liên lạc và tiến hành thương lượng. Trình bày quan điểm và khó khăn của mình với các bên còn lại, nhằm tìm ra tiếng nói chung, hướng đến giải pháp tích cực nhất.

    Tuy nhiên hầu hết các trường hợp khi xảy ra tranh chấp, phương thức thương lượng trở nên không mấy khả quan, vì vậy rất cần có bên thứ 3 tham gia đứng ra hỗ trợ giải quyết vụ việc.

    Trường hợp hòa giải không thành, các bên có thể khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Khởi kiện

    Hồ sơ khởi kiện:

    Đơn khởi kiện (Mẫu đơn 23-DS theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)

    Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện: hợp đồng cho thuê nhà ở, giấy tờ có liên quan

    Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

    Cách thức thực hiện.

    Nộp hồ sơ khởi kiện và các giấy tờ có liên quan đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên cho thuê nhà đang cư trú để tòa án tiến hành xem xét tính hợp pháp của đơn kiện. Có thể nộp hồ sơ qua hình thức  trực tiếp tại Tòa án hoặc qua bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền.

    - Trong vòng 05 ngày đến 08 ngày nếu đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền, hợp pháp Tòa án sẽ ra thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

    - Từ thời điểm người khởi kiện nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí Tòa án sẽ tiến hành thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ việc.

     
    1276 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (18/04/2023) ThanhLongLS (19/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595840   26/12/2022

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 41 lần


    Cần làm gì để chấm dứt hợp đồng thuê nhà đúng luật và đòi lại cọc?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn nó là một vấn đề thường gặp trong xã hội. Đặt cọc tiền thuê nhà được xem là phương thức đảm bảo giao kết hiệu quả nhất khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, nếu không am hiểu về quy định của pháp luật về đặt cọc, thì người thuê sẽ phải đối mặt với việc mất trắng tiền cọc và nhiều rủi ro khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #596437   30/12/2022

    Cần làm gì để chấm dứt hợp đồng thuê nhà đúng luật và đòi lại cọc?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Người thuê trọ, đặc biệt là các bạn sinh viên cần nắm rõ những thông tin mà bài viết truyền tải, giúp tránh được thiệt hại, mất cọc, bị chủ nhà trọ lừa đảo, dắt mũi khi đi thuê nhà

     
    Báo quản trị |  
  • #596468   30/12/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1142)
    Số điểm: 8320
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Cần làm gì để chấm dứt hợp đồng thuê nhà đúng luật và đòi lại cọc?

    Cảm ơn bài viết của bạn, một trong những vấn đề liên quan đến tiền cọc lưu ý mặc dù đối với vấn đề như tiền thuê không lớn, do đó việc đóng tiền cọc không cao, cho nên quan trọng nhất ghi nhận vào văn bản một cách rõ ràng, tránh trường hợp khi phát sinh vấn đề đó nếu không có văn bản hay chứng cứ xác thực thì cần chú ý đến những nội dung này. Hơn nữa, nên trao đổi trước với người thuê và thực hiện những biện pháp, giải pháp trước khi giải quyết tranh chấp tại tòa.

     
    Báo quản trị |