Cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #443907 15/12/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động?

    Có vẻ như trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thì người lao động luôn được đánh giá là kẻ yếu thế hơn, do vậy mà pháp luật lao động luôn dành những điều ưu ái nhất đến cho người lao động. Ưu ái đến nỗi mà đôi lúc tôi cảm giác rằng pháp luật đôi lúc lại thiếu sự công bằng đối với người sử dụng lao động.

    Lấy ví dụ đơn cử vài trường hợp:

    Thứ nhất, về vấn đề phạt tiền người lao động

    Tôi đã từng có bài viết về việc bãi bỏ quy định cấm phạt tiền người lao động tại Bộ luật lao động 2012

    Thực tế, để bộ máy của một doanh nghiệp được hoạt động một  cách quy củ, có trật tự, thống nhất thì cần phải có cơ chế quản lý và đảm bảo mọi người tuân thủ thực hiện. Đã có quy định thì ắt phải có chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm và một trong những cách hiệu quả, đó chính là đánh vào kinh tế của họ, nói cụ thể là phạt tiền.

    Tại sao trong hệ thống pháp luật của mình đầy rẫy những quy định cấm, và nếu bạn vi phạm những quy định đó thì bạn sẽ bị phạt tiền, kèm theo các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, còn nặng hơn là phạt tù, vậy thì tại sao trong một doanh nghiệp cũng là một xã hội thu nhỏ, để đảm bảo trật tự lại không được phạt tiền họ?

    Thứ hai, đó là các trường hợp chấm dứt hợp đồng của người lao động

    Đây chỉ mới là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật thôi nhé, ví dụ như trường hợp người lao động vì lý do cá nhân, gia đình…nào đó nên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng họ vẫn tuân thủ đúng pháp luật về thời hạn báo trước.

    Song, mỗi người mỗi tính, có người kỹ lưỡng, họ tranh thủ bàn giao hết công việc của mình rồi mới nghỉ theo đúng ngày, còn có người ích kỷ, giấu nghề hoặc không kỹ tính…nhiều lý do, họ không bàn giao lại công việc của mình và vẫn nghỉ đúng ngày. Vậy thì trong trường hợp này, họ không bàn giao lại công việc họ đang làm khi nghỉ, doanh nghiệp hay nói cách khác là người sử dụng lao động là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, vì họ phải nhận người mới vào làm và cũng không biết rõ công việc còn dở dang những gì, cần phải làm gì tiếp tục và làm thế nào…?

    Người lao động đã nghỉ việc không bàn giao lại công việc thì người sử dụng lao động cũng không có cách nào xử lý được họ cả? Không trả lương hả, có vi phạm luật lao động không? Còn trả lương rồi mà họ không bàn giao lại thì pháp luật lao động có chế tài xử lý không?

    Thứ ba, đó là các trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật của người lao động

    Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì hình thức xử lý đối với họ là rất nhẹ, chỉ không được nhận trợ cấp thôi việc, phải bồi hoàn tiền lương đúng bằng tiền lương của những ngày không báo trước và đền bù chi phí đào tạo nếu có.

    Nhưng mà có khi đến năm 2018, thì người lao động nghỉ việc trái pháp luật cũng không phải đền bù chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo Dự thảo Bộ luật lao động 2017, trong khi người sử dụng lao động phải bỏ ra chi phí rất lớn từ việc đào tạo, bồi dưỡng cho đến khi người lao động sản xuất, kinh doanh tạo ra giá trị thì mới bù đắp khoản chi phí đó.

    Và còn nhiều trường hợp thực tế khác đang diễn ra, nhưng dường như hiện tại thì người sử dụng lao động đang có vẻ yếu thế hơn người lao động.

    Vậy thì cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động? Các bạn có thể cho mình ý kiến được không?

     
    41812 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (04/06/2017) HanhNguyen1109 (19/12/2016) honhu (16/12/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #455615   01/06/2017

    Chào bạn, bạn có đề cập đến vấn đề "  pháp luật lao động luôn dành những điều ưu ái nhất đến cho người lao động. Ưu ái đến nỗi mà đôi lúc tôi cảm giác rằng pháp luật đôi lúc lại thiếu sự công bằng đối với người sử dụng lao động".

    Theo mình trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động luôn ở vị trí yếu hơn. Vì vậy pháp luật lao động ra đời nhằm thu hẹp khoản cách đó đến một mức độ cho phép chứ không thể làm cân bằng giữa hai bên được. Bên cạnh đó từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đã gia nhập rất nhiều công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong lĩnh vực lao động. Vì vậy, với tư cách thành viên, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi các công ước này, mà một trong những cách thức đó là chuyển hóa các quy định trong các công ước đó vào pháp luật lao động Việt Nam. Vì vậy theo mình là pháp luật lao động là dùng để bảo vệ lao động là chủ yếu.

    Cập nhật bởi KieuNga1109 ngày 01/06/2017 10:05:11 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #456020   04/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Theo tôi cho dù luật có quy định nhu thế nào thì trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động họ luôn ở vị thế yếu. NSDLD luôn tìm mọi biết pháp để lách luật, nên dù sao thì họ luôn có cách để bóc lột người lao động, nên không có chuyện như bạn nói NSDLD đang yếu thế hơn.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #456111   05/06/2017

    Trong pháp luật về lao động thì người lao động bao giờ cũng là kẻ yếu thế hơn so với người sử dụng lao động. Trên thực tế ở Việt Nam người lao động khó có điều kiện để thỏa thuận với người sử dụng lao động. Mặc khác trong quá trình lao động người lao động luôn chịu sự chi phối của người sử dụng lao động cho dù cả về điều kiện làm việc không tốt họ vẫn phải tham gia lao động. Bên cạnh đó trong quan hệ pháp luật về lao động, người sử dụng lao động thường xảy ra xu thế lạm quyền. Vậy nên trong lời nói đầu trong bộ luật lao động cũng đã nêu rõ ràng về quan đểm bảo vệ người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #459390   30/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Nói chung quan hệ lao động alf của hai bên nên luật phải bảo vệ quyền lợi cho cả hai đặc biệt người lao động vì họ luôn ở thế yếu so với người sư rdungj lao động. Vì vậy có nhiều quy định ưu tiên cho người lao động hơn, nghĩa vụ thì cũng tương đương nhau, NSD lao động họ có thể lách hết ah

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #459405   30/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    - Điều 128 Bộ luật lao động 2012 quy định:

    Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

    1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

    2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

    3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

    Sở dĩ nhà nước có nhiều quy định bảo về người lao động vì xét trên phương diện của cả hai bên thì người lao động luôn ở vị thế yếu hơn, dễ bị chèn ép hơn so với người sử dụng lao động

     
    Báo quản trị |  
  • #459460   30/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình nghĩ quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động pháp luật đều bảo vệ cả hai, tuy nhiên mọi thứ chỉ mang tính tuowng đối àm thôi. Mình cũng nghĩ như bạn là: 
    Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì hình thức xử lý đối với họ là rất nhẹ, chỉ không được nhận trợ cấp thôi việc, phải bồi hoàn tiền lương đúng bằng tiền lương của những ngày không báo trước và đền bù chi phí đào tạo nếu có.
     
    Nhưng mà có khi đến năm 2018, thì người lao động nghỉ việc trái pháp luật cũng không phải đền bù chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo Dự thảo Bộ luật lao động 2017, trong khi người sử dụng lao động phải bỏ ra chi phí rất lớn từ việc đào tạo, bồi dưỡng cho đến khi người lao động sản xuất, kinh doanh tạo ra giá trị thì mới bù đắp khoản chi phí đó.
     
    Do đó, mình nghĩ dự thảo cũng nên cân nhắc đến vấn đề này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động, đặc biệt là chi phí đào tạo thường rất lớn. Do đó, người lao động phải bồi hoàn chi phí nếu như không thực hiện đúng cam kết hoặc đơn phương trái luật.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |