Cần giúp thủ tục phân chia tài sản thừa kế hộ gia đình?

Chủ đề   RSS   
  • #576558 29/10/2021

    nghia0977123

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 3 lần


    Cần giúp thủ tục phân chia tài sản thừa kế hộ gia đình?

    Mình hiện đang vướng về phân chia đất của ông nội để lại. Lúc nội mất không làm di chúc, đất được chia đều cho 04 người con. Trong đó người thứ 3 đã chết và con của người này (có tên trong sổ hộ khẩu) đã bỏ địa phương đi nơi khác từ lâu và đổi tên họ và giấy khai sinh khác (khai tên cha ruột là người khác). Hiện nay, để làm bằng khoán phân chia đất cần phải có chữ ký của con người thứ 3, nhưng do người này đã đổi tên họ nên không thể ký tên (tên cũ không có giấy tờ xác nhận). Mọi người giúp mình có cách nào không ạ????

     
    929 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nghia0977123 vì bài viết hữu ích
    nghia0977123 (04/11/2021) ThanhLongLS (29/10/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578462   26/12/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Cần giúp thủ tục phân chia tài sản thừa kế hộ gia đình?

    Em xin trả lời câu hỏi như sau:

    Theo thông tin được viết như trên, có thể cho rằng con của người thừa kế thứ 3 là người không liên lạc được, khi các đồng thừa kế không liên lạc được, để đơn giản thủ tục sẽ tuyên bố người đó mất tích và sau đó cử ra người quản lý phần di sản mà người thừa kế này được hưởng đến người này quay trở về, các đồng thừa kế sẽ họp bàn đưa ra thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, trong đó để lại 1 phần di sản cho con của người thừa kế thứ 3

    Theo Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 vê tuyên bố mất tích như sau:

    1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

    Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

    ...

    3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”

    Khi tòa án tuyên bố một người mất tích sẽ xác định người quản lí tài sản cho người đó, theo quy định tại Điều 69 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    “Điều 69. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

    Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.

    Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.”

    Như vậy, sau khi tòa án tuyên bố con của người thừa kế thứ 3 mất tích thì sẽ chỉ định một người quản lý tài sản của người đó. Người quản lý sẽ có nghĩa vụ trả lại tài sản sau khi người đó trở về theo quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú.

    “4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

     

     
    Báo quản trị |