Cần điều kiện gì để quyền về sở hữu trí tuệ được toàn cầu bảo vệ

Chủ đề   RSS   
  • #533494 25/11/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Cần điều kiện gì để quyền về sở hữu trí tuệ được toàn cầu bảo vệ

    Xem thêm:

    >>> Sự khác biệt giữa sở hữu trí tuệ so với sở hữu những tài sản hữu hình?

    >>> Tài liệu môn Luật sở hữu trí tuệ

    >>> Sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng nào được quyền sở hữu trí tuệ?


    Với mong muốn giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp. Vậy để được toàn cầu công nhận về quyền sở hữu trí tuệ liên quan thì cần phải có điều kiện gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau:

    1. Sở hữu trí tuệ là gì?

    Bạn xem chi tiết tại đây;

    2. Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?

    Xét các mục tiêu chính sách công cộng cơ bản của các hệ thống quốc gia, các bên thừa nhận cần thiết phải:

    Thứ nhất: Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo;

    Thứ hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá thông tin, tri thức, công nghệ, văn hóa và nghệ thuật;

    Thứ ba: Thúc đẩy cạnh tranh công bằng và thị trường mở cửa có hiệu quả.

    Thứ tư: Hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể

    Thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ của mình, đồng thời vẫn coi trọng các nguyen tắc của quy đình hợp lý và minh bạch, và có tính lợi ích của các bên liên quan, bao gồm chủ thể quyền, nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng và công chùng. Do đó, việc bảo hộ về sở hữu trí tuệ được các nước trên thế giới công nhận là điều cần thiết.

    3. Quyền sở hữu trí tuệ như thế nào được bảo vệ tòan cầu?

    Căn cứ Hiệp định TRIPS về các Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được ký kết vào ngày 15/12/1993, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995, là một trong các hiệp định cơ bản của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

    Quy định tại Hiệp định về Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc như sau:

    Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác. Được miễn nghĩa vụ này bất kỳ sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào mà một Thành viên dành cho nước khác:

    - Trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực thi luật theo nghĩa tổng quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ sở hữu trí tuệ;

    - Phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước Rome, theo đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng tại một nước khác;

    - Đối với các quyền của những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định;

    - Trên cơ sở các thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thoả ước đó được thông báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất hợp lý đối với công dân của các Thành viên khác.

    Vậy nên bất kì một quốc gia nào tuân thủ theo hiệp định Trips trong đó có Việt Nam điều được bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm trí tuệ do quốc gia đó sáng tạo ra hoặc những đặc trưng tại quốc gia đó. Theo đó, Việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ. 

    Cập nhật bởi Limma ngày 25/11/2019 08:00:52 SA
     
    2663 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận