Căn cứ trong hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #323932 19/05/2014

    Căn cứ trong hợp đồng

    Xin chào Ls!

    Luật sư cho em hỏi vấn đề sau:

    Trong HĐ xây dựng hay Hợp đồng kinh tế mình có nên nêu căn cứ văn bản pháp luật áp dụng ko?

    Giả sử, nếu có nêu căn cứ nhưng lại liệt kê căn cứ văn bản cũ vậy thì có ảnh hưởng gì đến HĐ ko?

     
    42362 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BaoTran7777 vì bài viết hữu ích
    lethuan1974 (23/03/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #324502   22/05/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự, kinh tế, tuy vào mối quan hệ pháp luật tranh chấp trong hợp đồng để xác định luật điều chỉnh cho phù hợp. Khi phát sinh vấn đề tranh chấp sẽ áp dụng quy định của pháp luật hiện hành để xử lý do đó không phụ thuộc vào căn cứ do các bên viện dẫn. Tại phần căn cứ mà thông thường ghi trên hợp đồng không phải là điều khoản cơ bản của hợp đồng, do đó căn cứ chung được xác định chính là hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chính mối quan hệ pháp luật mà các bên đang tranh chấp.

    Trở lại câu hỏi của bạn, có có thể đưa căn cứ hoặc không đưa nhưng cá nhân tôi thấy rằng bạn không đưa thì tốt hơn, để các bên hiểu đúng hơn và trách việc các bên hiểu lầm. Trong trường hợp bạn đã đưa căn cứ vào trong hợp đồng nhưng lại viễn dẫn văn bản cũ (tạm hiểu là hết hiệu lực) thì cũng không ảnh hưởng gì đến tính pháp lý của hợp đồng khi tranh chấp.

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    hungtvpl95 (17/01/2018)
  • #324639   23/05/2014

    Em cảm ơn Ls!

     
    Báo quản trị |  
  • #433327   12/08/2016

    Chào bạn,luatsungothethem

    Xin được góp ngu ý để giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về CĂN CỨ CỦA HỢP ĐỒNG và tóm lược như sau:

    Về nguyên tắc, Hợp đồng là một giao dịch dân sự và tùy các loại hợp đồng khác nhau mà chịu điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành trên nguyên tắc chung về hợp đồng quy định ở BLDS

    Ví dụ cho bạn dễ hiểu, trong hoạt động đầu tư xây dựng bạn tiến hành ký kết một hợp đồng mua - bán một thiết bị  nào đó, khi đó việc mua bán này “có vẻ” như sẽ chịu điều chỉnh bởi LUẬT THƯƠNG MAI hoặc LUẬT XÂY DỰNG vì cả hai đều có các chế định về HỢP ĐỒNG liên quan đến mua bán này. Vậy bạn chọn Luật nào để làm căn cứ? hay không cần? chế tài cho việc không ghi phần căn cứ vào hợp đồng? tại sao lại phản chọn Luật xây dựng để áp dụng, khác nhau như thế nào, thuận lợi hay khó khăn hơn khi chọn Luật Thương mại?

    Xin trả lời bạn ngay là phần căn cứ hợp đồng là rất cần thiết, việc xác định này giúp cho bản thân bạn xác định được quyền, nghĩa vụ và các quy định liên quan để áp dụng vào c ác điều khoản vềhợp đồng. Nếu xác định không đúng căn cứ dẫn đến áp dụng sai các điều khoản, đến khi xảy ra tranh chấp bạn và đối tác sẽ mất định quyền định đoạt hợp đồng của mình (mà sẽ do Tòa án, Trọng tài) và các điều khoản này có thể vô hiệu  hay bất hiệu… Việc  này có thể gây bất lợi cho chính bản thân bạn.

    Nếu bạn là dân làm hợp đồng trong đầu tư xây dựng thì rõ ràng bạn nên biết nó (căn cứ hợp đồng) được quy định tại điều 141 Luật XD 2014; điều 9, NĐ 37/2015; cụ thể hơn nữa bạn tham khảo thông tư 0809/TT-BXD năm 2016 sẽ thấy rõ điều này.

    Tóm lại, phần căn cứ pháp lý là phần khung, phần cơ sở để làm căn cứ cho cả hai bên cùng thực hiện, tuân thủ. Theo thông lệ các hợp đồng ở VN hiện nay phần này gồm 2 phần: phần căn cứ chung (theo quy định của pháp luật) và phần riêng (để làm rõ, chứng minh tư cách của các bên để phát sinh, thực hiện hợp đồng). Xin nhắc lại với bạn là Phần căn cứ hợp đồng là cần thiết và bạn nên đưa vào hợp đồng, điều này chính là đang bảo vệ chính bạn trong quan hệ hợp đồng.

    Thân chào.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn vietanh19583 vì bài viết hữu ích
    Tongcongty28 (07/12/2017) LuatGoldsun (23/11/2021) lamnguyen7997 (08/12/2017)
  • #433354   12/08/2016

    luatsuduong
    luatsuduong
    Top 500
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn

    Phần căn cứ trong hợp đồng theo qui định của pháp luật hiện nay thì chỉ áp dụng cho hợp đồng xây dựng, còn các loại hợp đồng khác thì không bắt buộc vì cho dù bạn có viên dẫn hay không thì nếu có tranh chấp xẩy ra thì tòa án sẽ căn cứ vào các qui định của pháp luật thực định để giải quyết chứ không chỉ căn cứ vào cơ sở bạn đã viện dẫn trong hợp đồng.

    Tuy nhiên nếu đã viện dẫn thì nên viện dân văn bản còn hiệu lực và điều chỉnh trực tiếp quan hệ hợp đồng mà bạn đang xác lập để thể hiện mình là người chuyên nghiệp.

    Một vài ý cơ bản trao đổi cùng bạn, nếu có gì chưa rõ hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn bạn có thể liên hệ với tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí.

    Luật sư Dương; điện thoại: 0972 975 749

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuduong vì bài viết hữu ích
    vietanh19583 (12/12/2017) openlawfirm (02/11/2022)
  • #478098   12/12/2017

    Vâng, Mình cũng đồng quan điểm "Phần căn cứ trong hợp đồng theo qui định của pháp luật hiện nay thì chỉ áp dụng cho hợp đồng xây dựng, còn các loại hợp đồng khác thì không bắt buộc vì cho dù bạn có viên dẫn hay không thì nếu có tranh chấp xẩy ra thì tòa án sẽ căn cứ vào các qui định của pháp luật thực định để giải quyết chứ không chỉ căn cứ vào cơ sở bạn đã viện dẫn trong hợp đồng" của luatsuduong . Viêc đưa phần căn cứ hay không vào hợp đồng là không bắt buộc nói chung theo tinh thần của Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, cần lưu ý các quy định tại các luật chuyên nghành để áp dụng cho phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #562550   12/11/2020

    thanhthanhcong
    thanhthanhcong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Điều 9. Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng

    1. Các căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng bao gồm các yêu cầu về công việc cần thực hiện được các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthanhcong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/11/2020)
  • #562757   16/11/2020

    Có một trường hợp thực tế như thế này để các Luật sư trả lời phần căn cứ không quan trọng như suy nghĩ:

    Hai bên thực hiện hợp đồng mua bán, một bên là pháp nhân một bên là cá nhân. Xảy ra tranh chấp hai bên có xung đột về Luật điều chỉnh: pháp nhân thì đòi xử theo Luật Thương Mại, Cá nhân đòi Bộ luật dân sự mới là luật điều chỉnh. 

    Nếu xét xử theo Luật thương mại thì sẽ có lợi cho pháp nhân bởi nguyên tắc khiếu nai hàng hóa, chuyển giao rủi ro được xác định trong Luật Thương Mại. Ngược lại nếu áp dụng BLDS sẽ rất chung chung lại có lợi cho cá nhân

    Tiêu đề HĐ là Hợp đồng kinh tế: Bên pháp nhân là tổ chức, thương nhân hoạt động thường xuyên, mục đích sinh lợi, nhập khẩu hàng hóa để cung cấp. Hai bên thống nhất trong HĐ có tranh chấp phát sinh sẽ đưa ra tòa kinh tế giải quyết (mặc dù thỏa thuận này vô hiệu nhưng cho biết ý chí của các bên).

    Ra tòa, tòa vác BLDS ra xử bình thường. Lên phúc thẩm vác lại Luật thương mại ra để sửa bản án. 

    Quay lại câu truyện việc nêu căn cứ trong HĐ có mục đích để xác định ý chí của các bên ngay tại thời điểm giao kết HĐ. nếu các bên có nêu căn cứ như vậy sẽ không dẫn đến tranh chấp sau này. Ít nhất là về việc áp dụng Luật.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn le_nam_92 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/11/2020) vitamlaw (22/04/2021)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com