- Là những gì một bên mất đi và những gì đáng lẽ ra họ nhận được nhưng do vi phạm hợp đồng của phía bên kia nên họ đã không thể nhận được.
- Thiệt hại bảo gồm thiệt hại thực tế và thiệt hại phát sinh.
+ Thiệt hại thực tế: là những tổn thất thực tế được tính thành tiền mà bên bị vi phạm bị mất đi do hành vi vi phạm của bên kia;
+ Thiệt hại phát sinh: Là những tổn thất sẽ phát sinh đối với bên bị vi phạm sau khi bên có hành vi vi phạm thực hiện vi phạm, ví dụ như khoản tiền thực tế trong hoạt động kinh doanh sẽ bị mất đi nếu bên kia vi phạm hợp đồng, không giao hàng vào đúng thời điểm đã thỏa thuận.
+ Cũng có trường hợp ngoại lệ là khi có vi phạm hợp đồng, có thiệt hại xảy nhưng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Đó là việc vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng:
Là sự kiện bất ngờ mà các bên không thể lường trước được tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Thường có 3 loại sự kiện bất khả kháng:
Thiên tai:
Ví dụ: Gió, bão, động đất, núi lửa tuôn trào,...nên A không thể giao hàng cho B đúng thời hạn như đã thỏa thuận.
Chiến tranh:
Ví dụ: vì chiến tranh ở Lyberia, doanh nghiệp VN không thể giao hàng tại Lyberia như đã thỏa thuận.
Quyết định của cơ quan nhà nước:
Ví dụ: B không thể nhận hàng nhập khẩu vào Việt Nam, vì Nhà nước Việt Nam đã cấm nhập khẩu loại hàng hóa mà khi A và B thỏa thuận mua bán chưa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Khi có sự kiện bất khả kháng, nếu muốn được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bên có trách nhiệm bồi thường phải đáp ứng những điều kiện quy định tại điều 295 Luật Thương mại 2005.
|