Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường Hợp đồng Thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #492087 18/05/2018

    HuongGiang0112

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường Hợp đồng Thương mại

    Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là một chế định được quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”.

    Theo đó, căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm các điều kiện sau:

    Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

    1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

    2. Có thiệt hại thực tế;

    3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

     

    STT

    Nội dung căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm Hợp đồng thương mại

    1

    Có hành vi vi phạm hợp đồng

    - Là việc không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. 

    Ví dụ: Doanh nghiệp A mua 1 tấn vải bông của Công ty B. Hai bên thỏa thuận với nhau thanh toán sau thời điểm nhận hàng là 15 ngày. Tuy nhiên, đến hạn doanh nghiệp A không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho công tyB. Như vậy, việc thanh toán không đúng hạn của A đã vi phạm hợp đồng.

    2

    Có thiệt hại thực tế

    - Là những gì một bên mất đi và những gì đáng lẽ ra họ nhận được nhưng do vi phạm hợp đồng của phía bên kia nên họ đã không thể nhận được.

    - Thiệt hại bảo gồm thiệt hại thực tế và thiệt hại phát sinh.

    + Thiệt hại thực tế: là những tổn thất thực tế được tính thành tiền mà bên bị vi phạm bị mất đi do hành vi vi phạm của bên kia;

    + Thiệt hại phát sinh: Là những tổn thất sẽ phát sinh đối với bên bị vi phạm sau khi bên có hành vi vi phạm thực hiện vi phạm, ví dụ như khoản tiền thực tế trong hoạt động kinh doanh sẽ bị mất đi nếu bên kia vi phạm hợp đồng, không giao hàng vào đúng thời điểm đã thỏa thuận.

    + Cũng có trường hợp ngoại lệ là khi có vi phạm hợp đồng, có thiệt hại xảy nhưng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.

    Đó là việc vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng:

    Là sự kiện bất ngờ mà các bên không thể lường trước được tại thời điểm ký kết hợp đồng.

    Thường có 3 loại sự kiện bất khả kháng:

    Thiên tai:

    Ví dụ: Gió, bão, động đất, núi lửa tuôn trào,...nên A không thể giao hàng cho B đúng thời hạn như đã thỏa thuận.
    Chiến tranh:

    Ví dụ: vì chiến tranh ở Lyberia, doanh nghiệp VN không thể giao hàng tại Lyberia như đã thỏa thuận.
    Quyết định của cơ quan nhà nước:

    Ví dụ: B không thể nhận hàng nhập khẩu vào Việt Nam, vì Nhà nước Việt Nam đã cấm nhập khẩu loại hàng hóa mà khi A và B thỏa thuận mua bán chưa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

    Khi có sự kiện bất khả kháng, nếu muốn được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bên có trách nhiệm bồi thường phải đáp ứng những điều kiện quy định tại điều 295 Luật Thương mại 2005.

    3

    Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

    - Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

    Như vậy, hành vi vi phạm hợp động và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ nhân quả với nhau. Thiệt hại xảy ra phải do chính hành vi vi phạm gây ra.

     

    Cập nhật bởi HuongGiang0112 ngày 19/05/2018 07:52:37 SA Cập nhật bởi HuongGiang0112 ngày 18/05/2018 07:25:57 CH
     
    7674 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận