Mình cũng học về luật nên xin được trả lời câu hỏi này như sau, hi vọng có thể giúp bạn phần nào.
- Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự được chia làm 2 nhóm : căn cứ phát sinh nghĩa vụ có ý chí và căn cứ phát sinh nghĩa vụ ngoài ý chí.
- Căn cứ pháp sinh nghĩa vụ ngoài ý chí bao gồm các căn cứ sau:
+ Thực hiện công việc không có sự uỷ quyền.
+Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật
+Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
+các trưòng hợp khác do pháp luật quy đinh.
- Về 2 căn cứ đầu tiên quy định khá cụ thể trong bộluật dân sự 2005 bạn tham khảo nhé. Mình sẽ nói rõ hơn về 2 căn cứ sau:
+Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
-Trước hết cần hiểu thế nào là hành vi trái pháp luật: hành vi trái pháp luật là hành vi của cá nhân hay một tổ chức không tuân thủ nghĩa vụ do pháp luật quy định: không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật hoặc làm những việc mà pháp luật ngăn cấm.ví dụ: hành vi vượt đèn đỏ đâm vào một người khác và gây ra tai nạn
-Hành vi trái pháp luât gây thiệt hại cho người khác là căn cứ pháp sinh quan hệ nghĩa vụ giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. đây là loại nghĩa vụ pháp sinh ngoài hợp đồng.( bạn tham khảo thêm điều 604,605,606,607 BLDS)
+Các trường hợp khác do pháp luật quy định:
-Nghĩa vụ dân sự còn được pháp sinh từ các căn cứ khác do pháp luật quy định không hẳn chỉ được quy định trong bộ luật dân sự. ví dụ: nghĩa vụ cấp dưỡng cho con vị thành niên trong trường hợp bố mẹ li hôn.
-Đa phần nghĩa vụ được pháp sinh từ một hành vi pháp lý của các chủ thể . tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ thể, nghĩa vụ của người này với 1 người khác còn được hình thành theo quy định của pháp luật như nghĩa vụ phát sinh từ quyết đinh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết định của toà án.