ái chà, ku cậu này bị cô cho bài tập về nhà đấy mà.
tớ có 1 số ý cho cậu đây
1. cái vấn đề nghị định 01.2010 hiện nay đang là vấn đề "hot" mà mọi người đang bàn luận. Tớ cũng chép mấy ý của thiên hạ người ta bàn tán mà tớ thấy hợp lý như sau:
Khoản 1 Điều 24 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định về các hình thức chào bán cổ phần của công ty cổ phần, ai cũng hiểu rằng bao gồm cả chào bán cổ phần riêng lẻ và các hình thức chào bán khác. Khoản 2 Điều 24 cũng quy định thêm rằng, hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện chào bán cổ phần thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về chứng khoán, được hiểu là áp dụng theo quy định của Nghị định 01. Tuy nhiên trong khoản 2 Điều 24 có phần chưa chính xác bởi lẽ quy định của pháp luật về chứng khoán, tức Nghị định 01, chỉ áp dụng cho trường hợp chào bán cổ phần riêng lẻ, các trường hợp chào bán cổ phần theo hình thức khác (ví dụ chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu hoặc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu) thì áp dụng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành là Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 (Nghị định 43) và Thông tư số 14/TT-BKH ngày 04/06/2010 (Thông tư 14).
Theo công văn số 350/UBCK-QLPH Ngày 27/01/2011 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/2010/NĐ-CP. Theo đó, kể từ 1/7/2011, CTCP chưa phải là Công ty đại chúng (CTĐC) khi phát hành cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn thì thực hiện theo hướng dẫn của Sở KH&ĐT. Như vậy là có sự khác biệt, bởi Luật Chứng khoán quy định chung là chào bán chứng khoán riêng lẻ của tổ chức phát hành không phải là CTĐC, trong khi Công văn 350 lại giới hạn chỉ khi phát hành cho cổ đông hiện hữu mới thực hiện theo hướng dẫn của Sở KH&ĐT.
Theo công văn số 608/2011/KHĐT-PC ngày 17/02/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH-ĐT), Bộ KH-ĐT hướng dẫn nếu doanh nghiệp chào bán cổ phần theo phương thức chào bán cổ phần riêng lẻ thì sẽ áp dụng thủ tục chào bán theo quy định của Nghị định 01 mà không cần chờ thông tư hướng dẫn, sau khi hoàn tất thủ tục chào bán, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định 43 và Thông tư 14. Trường hợp, nếu doanh nghiệp chào bán cổ phần theo các phương thức không phải chào bán cổ phần riêng lẻ thì không phải áp dụng thủ tục chào bán theo Nghị định 01 mà chỉ cần thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định 43 và Thông tư 14. và Công văn 608 đã giải quyết được các mâu thuẫn, chồng chéo về mặt thủ tục khi áp dụng Nghị định 01 và Công văn này có thể được xem là giải pháp tình thế ổn thỏa của Bộ KH-ĐT.
2. Những điểm giống và khác nhau trong việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất với việc góp vốn bằng tài sản khác?
Giống nhau:
Thời hạn mà thành viên, chủ sở hữu công ty phải góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ không quá 36 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên.
Được pháp luật bảo hộ trong giao dịch góp vốn.
Được phép sử dụng, thế chấp, bảo lãnh.,… cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Khác nhau:
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất Góp vốn có xác định thời hạn. Lập hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Chuyển đổi quyền sử dụng đất từ thành viên góp vốn sang công ty nhận vốn góp. Người góp vốn tạm thời bị hạn chế quyền sử dụng đất trong khoảng thời gian góp vốn. Phải thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước liên quan đển luật đất đai. Không thực hiện đúng mục đích, các nghĩa vụ với nhà nước thì bị thu hồi đất, thành viên góp vốn chết, giải thể,… lúc này hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị chấm dứt. Số vốn điều lệ được góp bằng quyền sử dụng đất sẽ được giảm xuống Được nhận lại quyền sử dụng đất khi hết thời hạn thỏa thuận, hợp đồng góp vốn. | Góp vốn bằng tài sản khác Góp vốn không có xác định thời hạn Lập biên bản chứng nhận góp vốn, bàn giao tài sản,… Chỉ phải làm chuyển đổi quyền sở hữu đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Chuyển giao quyền sở hữu cho công ty nhận vốn góp. Chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan với nhà nước (nếu có). Khi cá nhân, tổ chức trong công ty chết, giải thể,… thì số vốn đã góp vào sẽ được chuyển giao cho người thừa kế (nếu có) hoặc công ty sẽ đứng ra mua lại số vốn góp trên, hoặc chào bán ra bên ngoài, và vốn điều lệ hầu như không thay đổi. Không được nhận lại tài sản góp vốn từ công ty, chỉ được nhận lại giá trị vốn góp khi chuyển nhượng giá trị phần vốn góp cho công ty hoặc người khác. |
Cập nhật bởi ntdieu ngày 14/05/2011 07:21:00 CH
sửa lỗi font