Cán bộ chuyển đổi công tác thực hiện phòng chống tham nhũng ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #598751 18/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cán bộ chuyển đổi công tác thực hiện phòng chống tham nhũng ra sao?

    Chuyển đổi vị trí việc làm là một trong những phương thức nhằm ngăn ngừa việc một cán bộ, công chức làm việc quá lâu tại một vị trí sẽ tạo nên nhiều quyền lực và gây nhũng nhiễu trong công tác phòng chống tham nhũng. 
     
    Vậy, việc chuyển đổi vị trí việc làm của cán bộ, công chức nhằm thực hiện phòng chống tham nhũng được quy định ra sao?
     
    can-bo-chuyen-doi-cong-tac-thuc-hien-phong-chong-tham-nhung-ra-sao?
     
    1. Nguyên tắc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác
     
    Cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi vị trí việc làm thực hiện công tác phòng chống tham nhũng căn cứ nguyên tắc chuyển đổi theo Điều 24 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
     
    - Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng. 
     
    Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.
     
    - Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
     
    - Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
     
    - Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.
     
    - Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 24 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 cũng được áp dụng đối với những người sau đây mà không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
     
    + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân.
     
    + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
     
    2. Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác của cán bộ
     
    Thời hạn phải định kỳ chuyển đổi khi chuyển đổi vị trí công tác theo Điều 25 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 được quy định như sau:
     
    Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác.
     
    Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
     
    Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí phải định kỳ chuyển đổi công tác mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có chức vụ, quyền hạn đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi.
     
    Chính phủ quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
     
    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
     
    Quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
     
    3. Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác
     
    Định kỳ hằng năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn theo thẩm quyền quản lý cán bộ.
     
    Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.
     
    Như vậy, việc chuyển đổi vị trí việc làm thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức sẽ từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.
     
    2100 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    cdncnvnlnb (14/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #598760   18/02/2023

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Cán bộ chuyển đổi công tác thực hiện phòng chống tham nhũng ra sao?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Trước khi có Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 (Đã hết hiệu lực) thì việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng đã được thực hiện trong các ngành và lĩnh vực như Hải quan, Công an. Ngoài ra còn có việc chuyển đổi hiệu trưởng các trường phổ thông trong ngành Giáo dục, như quy định một người không được làm hiệu trưởng của một trường quá 2 nhiệm kỳ. Từ sau khi có Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 ra đời thì việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành một cách rộng rãi, chặt chẽ và bài bản hơn, cũng đồng thời giảm bớt được việc tham nhũng hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #598765   18/02/2023

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Cán bộ chuyển đổi công tác thực hiện phòng chống tham nhũng ra sao?

    Cảm ơn bài viết về vấn đề này của bạn. Tuy trên thực tế là như vậy, nhưng khó khăn lớn nhất trong việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương, đơn cử là các cơ quan, đơn vị cơ sở và tại địa phương cấp xã, phường, thị trấn với số lượng người phải chuyển đổi rất ít, thậm chí chỉ là một người. Nếu chuyển đổi người giữ các vị trí từ xã này sang xã khác thì rất khó khăn vì ở nông thôn, vất vả hơn khi ở miền núi khi mà vị trí các xã nằm xa nhau, đi lại khó khăn, mỗi nơi có phong tục, tập quán riêng, cán bộ là người từ xã khác đến rất khó nắm được tình hình, đặc điểm về dân cư, địa lý... nên rất khó làm việc tốt được.

     
    Báo quản trị |  
  • #599680   28/02/2023

    Cán bộ chuyển đổi công tác thực hiện phòng chống tham nhũng ra sao?

    Cảm ơn bài viết bổ ích của bạn. Việc chuyển đổi công tác đối với các cán bộ nhằm phòng chống tham nhũng là quy định cần thiết giải quyết triệt để tham nhũng. Chuyển đổi vị trí công tác thực hiện dựa trên phương thức quy định tại Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác như sau:

    - Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    Giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.

    - Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |