>>> Để Tết Kỷ Hợi an toàn và trọn vẹn
Vào những ngày Tết, chúng ta sẽ sử dụng các phương tiện cá nhân để đi chơi, đi thăm bạn bè họ hàng, đi phượt là rất nhiều. Và một lúc nào đó không cần thận thì việc bị “tuýt còi” cũng là chuyện bình thường. Nếu trong phạm vi một tỉnh thì không sao, nhưng nếu mình đi du lịch qua tỉnh khác thì sao? Những trường hợp nào thì có thể nộp phạt và nhận lại giấy tờ xe mà không cần quay lại? Mình sẽ giải đáp điều đó giúp bạn.
Nộp phạt tại chỗ
Lưu ý: Trường hợp mình nói là “theo quy định pháp luật” nha, ngoài ra còn một số cách khác “hiện thực hơn” thì mình không nhắc đến ở đây nhé!
Theo Điều 56, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, những trường hợp sau đây sẽ được xử phạt tại chỗ không cần lập biên bản
+ Xử phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân
Ngoại lệ: Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Mọi người cần lưu ý mức 250.000 đồng là mức cao nhất của khung hình phạt chứ không phải là mức hình phạt của người tham gia giao thông bị xử lý.
Nếu bạn không thuộc trường hợp nộp phạt tại chỗ thì vẫn còn cách khác.
Nộp phạt thông qua đường bưu điện
Thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN ngày 15/6/2016 giữa Cục CSGT và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong lĩnh vực giao thông đường bộ tới tay công dân theo yêu cầu,
Từ ngày 1/7/2016, người vi phạm nếu chọn nộp phạt qua bưu điện sẽ đăng ký với cơ quan công an thông qua hình thức ghi và ký vào mặt sau tờ biên bản vi phạm (bản cơ quan công an lưu) để chuyển tới bưu điện. Sau đó, họ có thể đến bưu cục gần nhất để đăng ký và nộp tiền bao gồm tiền phạt và phí dịch vụ bưu điện.
Quy trình, bạn xem thêm bên dưới
Nguồn ảnh: Vnexpress
Nếu bạn bị lập biên bản, chậm nộp thì có bị sao không?
- Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính: thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
- Cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số tiền nộp phạt = tổng số tiền phạt chưa nộp + (tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày chậm nộp).
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.
Ngoại lệ: Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ: Thông tư 153/2013/TT-BTC