Tố cáo là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam và là kênh đặc biệt quan trọng giúp cơ quan nhà nước tiếp cận thông tin, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Cụ thể quyền tố cáo của công dân được quy định Điều 6 Luật phòng chống tham nhũng 2005
“Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.”
Tuy nhiên việc những người tố cáo, đưa sự việc ra ánh sáng thì chưa được bảo vệ một cách chính đáng trong khi đó người bị tố cáo thường là những người có chức vụ, quyền hạn hay thế lực trong xã hội, và người tố cáo ở vị trí yếu thế hơn, dẫn tới nguy cơ người tố cáo bị trù dập, trả thù.
Theo một tâm sự Ông Lê Phước Cẩm, người đã vạch trần vụ phá rừng Khe Diên (Quảng Nam), tâm sự:
“Tôi thấy mình quá đơn độc. Cầm bằng chứng tố giác lên chi bộ thôn, thôn im lặng; tố lên Đảng bộ xã, xã im lặng. Tố lên đến huyện thì huyện để tin rò rỉ. Thậm chí khi bị đe dọa trực tiếp đến tính mạng toàn gia đình, tôi cũng không nhận được sự bảo vệ trực tiếp nào từ chính quyền dù đã thông báo rõ…”
Hiện này, mình thấy có một quy định bảo vệ người tố cáo ở Điều 58 Nghị định 59/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng
Điều 58. Bảo vệ người tố cáo
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ người tố cáo. Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Tuy nhiên mình thấy quy định này chỉ là hình thức vì việc bảo vệ chẳng có và cũng không có văn bản hướng dẫn điều này, trên thực tế thì vấn đề bảo vệ không xảy ra, và người bị tố cáo bị thê thảm sau khi tố cáo, đó cũng là lý do mà rất ít ai dám tố cáo và việc tham nhũng thì cứ xảy ra mặc dù mọi người điều biết, vậy theo các bạn có nên có luật quy định các biện pháp bảo vệ cho nhóm đối tượng yếu này?
Cập nhật bởi truongvandung1220 ngày 10/07/2017 05:52:30 CH