Cần biện pháp bảo vệ người tố cáo!

Chủ đề   RSS   
  • #460514 10/07/2017

    Cần biện pháp bảo vệ người tố cáo!

    Tố cáo là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam và là kênh đặc biệt quan trọng giúp cơ quan nhà nước tiếp cận thông tin, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

    Cụ thể quyền tố cáo của công dân được quy định Điều 6 Luật phòng chống tham nhũng 2005

    “Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng

    Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng.”

    Tuy nhiên việc những người tố cáo, đưa sự việc ra ánh sáng thì chưa được bảo vệ một cách chính đáng trong khi đó người bị tố cáo thường là những người có chức vụ, quyền hạn hay thế lực trong xã hội, và người tố cáo ở vị trí yếu thế hơn, dẫn tới nguy cơ người tố cáo bị trù dập, trả thù.

    Theo một tâm sự Ông Lê Phước Cẩm, người đã vạch trần vụ phá rừng Khe Diên (Quảng Nam), tâm sự:

    “Tôi thấy mình quá đơn độc. Cầm bằng chứng tố giác lên chi bộ thôn, thôn im lặng; tố lên Đảng bộ xã, xã im lặng. Tố lên đến huyện thì huyện để tin rò rỉ. Thậm chí khi bị đe dọa trực tiếp đến tính mạng toàn gia đình, tôi cũng không nhận được sự bảo vệ trực tiếp nào từ chính quyền dù đã thông báo rõ…”

    Hiện này, mình thấy có một quy định bảo vệ người tố cáo ở  Điều 58 Nghị định 59/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng

    Điều 58. Bảo vệ người tố cáo

    Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ người tố cáo. Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

    Tuy nhiên mình thấy quy định này chỉ là hình thức vì việc bảo vệ chẳng có và cũng không có văn bản hướng dẫn điều này, trên thực tế thì vấn đề bảo vệ không xảy ra, và người bị tố cáo bị thê thảm sau khi tố cáo, đó cũng là lý do mà rất ít ai dám tố cáo và việc tham nhũng thì cứ xảy ra mặc dù mọi người điều biết, vậy theo các bạn có nên có luật quy định các biện pháp bảo vệ cho nhóm đối tượng yếu này?

    Cập nhật bởi truongvandung1220 ngày 10/07/2017 05:52:30 CH
     
    9523 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn truongvandung1220 vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (28/07/2017) hoailamsvl (21/07/2017) hongphuong1993 (19/07/2017) quytan2311 (19/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #464755   16/08/2017

    Theo mình thì ngoài quy định bảo vệ người tố cáo, cần có quy định bảo vệ người thân của họ, là những người cũng dễ bị tác động, làm ảnh hưởng trực tiếp đến người tố cáo. Quy định thì có đó, nhưng thực hiện trên thực tế thì lại không đảm bảo được sự an toàn của người tố cáo và gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #466983   07/09/2017

    Theo mình, để người tố cáo mạnh dạn và yên tâm hơn thì cần phải có những quy định pháp luật cụ thể sát thực và hình thành cơ chế thực thi hữu hiệu để bảo vệ tối đa người tố cáo. Như một số nước Hàn Quốc, Mỹ, Canada đã ban hành luật riêng về bảo vệ người tố cáo toàn diện cho cả khu vực công và khu vực tư. Ví dụ Luật Bảo vệ người tố cáo vì lợi ích công (PPIW) của Hàn Quốc áp dụng cho “bất kỳ người nào” tố cáo hành vi vi phạm lợi ích công cộng. Họ coi trọng cơ chế thực thi bảo vệ người tố cáo. Một số nước thiết lập một cơ quan độc lập có quyền nhận và điều tra các khiếu nại về hành động trả đũa, phân biệt đối xử hoặc kỷ luật đối với người tố cáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #466991   07/09/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Theo tinh thần của các quy định hiện hành về khiếu nại, tố cáo thì người khiếu nại, tố cáo được bảo vệ an toàn về tất cả các khía cạnh bởi các quy định pháp luật được thi hành bởi các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, thiết nghĩ trên thực tế tinh thần này cần được cụ thể hóa thành biện pháp cụ thể để khuyến khích người dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo khi phát hiện sai phạm của cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #466995   08/09/2017

    Hiện tại về quy định bảo vệ người tố cáo thì trong luật cũng đã quy định cụ thể, tuy nhiên việc thi hành còn nhiều hạn chế do đó nhiều trường hợp không giám tố cáo cũng là do vậy. Việc này có lẽ hơi khó để thực thi đúng cách.

     
    Báo quản trị |  
  • #467026   08/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Mình nghĩ bây giờ vấn đề quan trọng nhất là giữ bí mật thông tin cho người tố cáo, cũng như nội dung tố cáo. Còn thực tế mình thấy có rất nhiều trường hợp vì để lộ thông tin do đó người tố cáo gặp phải sự hành hung "dấu mặt" từ người bị tố cáo, đến khi cơ quan chức năng giải quyết xong những hành vi tham nhũng, thì có nhiều trường hợp người đi tô cáo đã phải chịu những bất lợi quá lớn rồi.

    Ngày trước mình có nghe kể về vụ án một kế toán của Thảo Cầm Viên Sài Gòn bị sát hại do tố cáo giám đốc Thảo Cầm Viên tham nhũng, mình vưà lên xem lại, quả thật hết sức kinh khủng. Theo tài liệu điều tra, từ khoảng tháng 5 đến tháng 7/2001, tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (TCVSG), ông Nguyễn Quốc Thắng (nguyên giám đốc) và một số cán bộ dưới quyền như Nguyễn Kim Cơ (Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính), Trương Văn Hàng (Trưởng phòng Kế toán - Tài vụ), Trần Ngọc Quyết (Phó phòng Giáo dục bảo tồn)... bị nhiều đơn thư tố giác có tiêu cực trong một số công trình xây dựng TCVSG như: Hợp tác với nước ngoài mở hội "Hoa đăng 2000", công trình xây dựng chuồng cá sấu và hệ thống thoát nước... Báo Thanh Niên đã nhiều lần đăng bài phản ánh 2 công trình trên kém chất lượng. Từ đó các ông Thắng, Hàng, Quyết và một vài nhân viên Phòng Kế toán - Tài vụ là Lâm Bích Thủy, Huỳnh Thị Bích Liên, Lê Thúy Hòa, Lê Thị Hồng Thu đã hình thành một "liên minh nhậu" gắn kết mật thiết... Và họ cùng đi đến một sự "thống nhất cao" rằng tác giả của những lá đơn đó cũng như người đã cung cấp tài liệu cho Báo Thanh Niên không ai khác ngoài anh Đặng Vũ Thắng. Do đó, anh Thắng đã bị thuê sát thủ giết chết, mình không nói cụ thể vụ án này, bạn nào có thời gian thì xem nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #467033   08/09/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Tố cáo là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam và là kênh đặc biệt quan trọng giúp cơ quan nhà nước tiếp cận thông tin, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật

    Tuy nhiên, các quy định pháp luật nhìn chung chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể và nằm phân tán nhiều văn bản khác nhau với hiệu lực pháp lý khác nhau. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến người tố cáo (nhất là tội tham nhũng)còn sợ sệt và e ngại khi hợp tác với cơ quan nhà nước trong kiểm tra, xác minh và xử lý tố cáo

     
    Báo quản trị |  
  • #467094   08/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


     

    Theo mình đọc được thì nên làm những việc sau:

     

    Một là, bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo

    Hai là, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo 

    Ba là, về bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo

    Bốn là, về bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo

    Năm là, về bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo

      

     
    Báo quản trị |  
  • #472240   25/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Thực tế cho thấy người bị tố cáo thường là những người có chức vụ, quyền hạn hay có thế lực trong xã hội, còn người tố cáo ở vị trí yếu thế hơn, dẫn tới nguy cơ người tố cáo bị trù dập, trả thù. Vì thiếu cơ chế bảo vệ khiến người tố cáo cảm thấy đơn độc và bị cô lập, không dám mạnh dạn tố cáo những hành vi sai trái. Do đó, việc pháp luật đưa ra các quy định bảo vệ người tố cáo là hết sức cần thiết.

     
    Báo quản trị |  
  • #472244   25/10/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Trong điều kiện Việt Nam đang hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ người tố cáo, điều cần thiết nhất hiện nay theo mình nghĩ là phải nâng cao đạo đức công vụ.

     

    Trước hết cần phải có những quy định cụ thể về đạo đức công vụ của cán bộ, công chức; thủ trưởng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý tố cáo cần đề cao trách nhiệm, tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của cán bộ công chức thì mới có thể bảo vệ được nhóm đối tượng này

     
    Báo quản trị |  
  • #472247   25/10/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Việc bảo vệ người tố cáo đúng là rất khó khăn, một số người vi tố cáo mà bị trù dập, hay chèn ép. Việc có biện pháp bảo vệ tốt cho người tố cáo không những bảo vệ quyền công dân mà nó còn khuyến khích người dân đấu tranh bảo vệ pháp luật, đẩy lùi tội phạm.

     
    Báo quản trị |