Cấm vì không quản được đồng nghĩa với bất lực!

Chủ đề   RSS   
  • #405613 07/11/2015

    Cấm vì không quản được đồng nghĩa với bất lực!

    Phụ huynh lên FB chê đồng phục xấu kết quả con bị đuổi học. Học sinh lên FB nói không hay về giáo viên cũng bị đình chỉ học. Liên tiếp những sự việc xoay quanh câu chuyện giáo dục và mạng xã hội đã lộ ra không ít điều trăn trở cho xã hội. Đây là vấn đề được điều chỉnh bởi văn hóa sống hơn là luật pháp, tuy nhiên, dưới một khía cạnh nào đó nó cũng vẫn là bài tóan khó mà Việt Nam hiện chưa giải được "quản không được thì cấm"

    Báo Thanh niên đã đăng tải bài viết khá hay của Tác giả Nguyễn Vũ Hiểu Minh về câu chuyện dở khóc dở cười này

    -----------------------------------------------------------

    Hằng ngày trên các báo chí, các trang mạng xã hội có biết bao thông tin không hay khiến chúng ta có cảm giác xã hội dường như càng ngày càng trở nên hỗn loạn. 
    Những hình ảnh không đẹp mắt của học trò với nhau, học trò với thầy cô hay thầy cô với học trò cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Trên mạng đầy rẫy clip học trò đánh nhau, thầy cô giáo đánh chửi học sinh, học sinh hỗn láo với thầy cô… Những hình ảnh này làm đau lòng tất cả những ai có lương tri và một câu hỏi lớn được đặt ra: Vì sao trong môi trường giáo dục những mầm non của đất nước lại có những chuyện phản giáo dục như vậy?
    Mới đây, một học sinh đã bị đình chỉ học vì nói xấu cô giáo trên Facebook. Tất nhiên không ai có quyền xúc phạm người khác, đặc biệt học sinh với thầy cô giáo lại càng không thể chấp nhận được. Học sinh này đã hành xử không đúng và đáng bị lên án nhưng liệu có ai đặt câu hỏi ngược lại, giáo viên này đã làm gì để học sinh không tôn trọng mình như vậy?
    Khi còn học ở Việt Nam, tôi từng chứng kiến giáo viên thậm chí cả thầy cô ở trong Ban giám hiệu nhiều lần xúc phạm, sỉ nhục học sinh, nêu tên công khai học sinh mắc lỗi trước toàn trường. Nhiều khi giáo viên nhục mạ, thậm chí đánh đập học sinh trong lớp nhưng tôi chưa bao giờ thấy nhà trường nhúng tay can thiệp để chấm dứt những việc này.
     
     
    Ở New Zealand, học sinh chỉ bị đình chỉ hay bị đuổi học khi họ đã làm trọng thương hoặc giết một ai đó trong hay ngoài trường học, hoặc họ làm những thứ điên khùng như hút thuốc phiện. 
     
    Thầy cô cũng là con người và thỉnh thoảng họ cũng nổi nóng trước mặt học sinh. Khi giáo viên đang bực tức họ thường dùng những lời lẽ không đúng đối với học sinh để giải tỏa cơn giận của mình. Chính bản thân tôi đã vài lần phải đối mặt với một cô giáo khi cô nổi điên. Chỉ vì những lỗi sai tôi làm trong bài tập toán mà tôi đã bị cô chửi mắng trước mặt cả lớp. Một lần khác tôi làm mực dây bẩn sách vở và đã bị cô dùng thước quật thẳng tay. Cảm giác của tôi khi đó là đau, tức giận, uất ức. Nhưng tôi thực sự đã không biết phải làm gì, phải nói với ai về việc mình bị chửi mắng, bị đánh vì cô giáo là kết nối duy nhất tôi có với trường.
    Có lẽ vì thế giáo viên ở Việt Nam có thể chối tất cả những gì mình làm trong lớp đối với học sinh và họ dường như không bao giờ phải đối mặt với sự kỉ luật của nhà trường. Vậy công bằng ở đâu?
    Tôi cho rằng việc đình chỉ học đối với học sinh đã chỉ trích cô giáo của mình là thể hiện sự thất bại, sự bất lực trong phương pháp giáo dục của nhà trường và đó là một trong những cách tồi tệ nhất mà một trường học có thể dùng để kỉ luật học sinh.
    Ở New Zealand, học sinh chỉ bị đình chỉ hay bị đuổi học khi họ đã làm trọng thương hoặc giết một ai đó trong hay ngoài trường học, hoặc họ làm những thứ điên khùng như hút thuốc phiện. Trong trường hợp một học sinh chỉ trích ai đó trong trường bằng những lời lẽ thiếu tôn trọng học sinh đó sẽ bị gọi lên nói chuyện với hiệu trưởng. Cha mẹ của học sinh đó sẽ nhận được một lá thư của hiệu trưởng nói rằng con của họ đã làm điều sai trái. Cha mẹ và nhà trường sẽ thảo luận với nhau về cách thức dạy dỗ uốn nắn học sinh đó. Những việc này chỉ gia đình, thầy cô liên quan và hiệu trưởng biết với nhau, học sinh trong trường tuyệt đối không biết nhà trường đã xử lý những việc đó như thế nào. Học sinh không bao giờ bị nêu tên hay bị nhục mạ trước mặt học sinh khác, điều này khiến học sinh cảm thấy họ được tôn trọng và vì thế họ cần phải tự điều chỉnh hành vi của mình.
    Mạng xã hội như Facebook là một nơi riêng tư nhưng cũng là nơi công cộng. Nó riêng tư vì đó là của riêng bạn, bạn có thể tùy ý đưa thông tin gì lên và để chế độ ai có thể xem, bình luận được… Tuy nhiên, Facebook cũng là chốn công cộng, ai cũng có thể nhìn thấy những gì bạn viết trên trang của bạn nếu bạn để ở chế độ công khai. Thế nên, bất kỳ ai cũng nên cân nhắc thật kỹ tất cả những gì bạn đưa lên trang của mình.
    Trong trường hợp của học sinh trên, gia đình và nhà trường nên có biện pháp giáo dục khác để học sinh đó tự nhận thức và chấm dứt việc làm sai trái của mình thay vì dùng biện pháp kỷ luật cứng nhắc như đình chỉ học.
    Nhưng sâu xa hơn, nhà trường nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc vì sao trò không tôn trọng thầy cô. Có phải thầy cô đã không phải là tấm gương tốt? Hay tại phương pháp giáo dục của nhà trường, của gia đình không đúng?
    Những câu hỏi nhức nhối này cần được trả lời, đó mới là gốc của vấn đề. Xin đừng đổ oan cho Facebook!

     

     
    5503 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #417065   28/02/2016

    landev
    landev

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2016
    Tổng số bài viết (72)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    thích thì cấm, nghe k hợp lý tí nào

     
    Báo quản trị |  
  • #447652   23/02/2017

    Thực tế hiện nay cho thấy xu hướng của người dân mình là những cái gì cho phép thì họ không làm, những cái gì càng cấm thì họ càng làm

     
    Báo quản trị |  
  • #447680   23/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Đôi khi người lớn họ quen cách áp đặt con trẻ và cho rằng mình sống lâu, kinh nghiệm đầy mình nên mình nói gì trẻ phải nghe và làm theo, họ tự ý áp đặt ý chí của mình  lên người khác mà không hề chịu lặng nghe tại sao sự việc nó lại xảy ra theo chiều hướng như vậy. bởi "trung tâm mọi cái đúng" bây giờ đều nằm về phía họ nên họ có quyền làm điều đó. Chúng ta bắt người khác làm sai phải phải biết nhận lỗi, như này thế kia nhưng ngay chính bản thân mình thì không đủ "can đảm" quay về xem xét lại hành động của chính mình có thật sự đúng đắn hay chưa. Đó mới chính là minh chứng rõ nhất cho những gì mình nói.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #447682   23/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Đôi khi người lớn họ quen cách áp đặt con trẻ và cho rằng mình sống lâu, kinh nghiệm đầy mình nên mình nói gì trẻ phải nghe và làm theo, họ tự ý áp đặt ý chí của mình  lên người khác mà không hề chịu lặng nghe tại sao sự việc nó lại xảy ra theo chiều hướng như vậy. bởi "trung tâm mọi cái đúng" bây giờ đều nằm về phía họ nên họ có quyền làm điều đó. Chúng ta bắt người khác làm sai phải phải biết nhận lỗi, như này thế kia nhưng ngay chính bản thân mình thì không đủ "can đảm" quay về xem xét lại hành động của chính mình có thật sự đúng đắn hay chưa. Đó mới chính là minh chứng rõ nhất cho những gì mình nói.

     
    Báo quản trị |  
  • #447728   23/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Đúng rồi, toàn cấm suốt thôi. Quản lý không được => cấm, không cần quan tâm xem có hệ lụy nào không. Thành ra có nhiều quy định "lừng lẫy" ra đời như quy định hẳn số xe mà công dân được sở hữu ##

     
    Báo quản trị |