CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRONG TÌNH HÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chủ đề   RSS   
  • #10033 16/08/2009

    trancaolaw

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    CẢI CÁCH TƯ PHÁP TRONG TÌNH HÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

    xuất phát điểm của vấn đề cải cách tư pháp từ đâu ?. 
    1. đó là yếu tố con người ( là những cán bộ công chức nhà nước ) : chúng ta luôn nói về vấn đề này, nhưng cách thức và phương pháp đào tạo của chúng ta chưa phù hợp với sự phát triển của xã hội, cũng như trong quá trình đào tạo không dậy cho cán bộ công chức hiểu được những nguyên tắc tối thiểu như :" họ hưởng lương từ đâu ?, từ tiền đóng thuế của nhân dân", công chức của chúng ta khi hỏi họ câu này, thì họ trả lời " nhà nước trả lương" - nên trong tư duy của họ chỉ biết nhà nước là ông chủ nuôi họ và họ hoàn toàn không biết nhân dân việt nam đang nuôi họ. do đó, họ khó có thể thực hiện đúng câu nói " cán bộ công chức là đầy tớ thật trung thành của nhân dân ". theo tôi nghĩ vấn đề này nghe ra rất đơn giản, nhưng để học và thấu hiểu nó một cách sâu sắc trong bộ óc của các công chức việt nam thì hiện nay chưa đáp ứng được.
    2.đào tạo và thực tế phải luôn là người bạn song hành, tránh tình trạng đào tạo một đằng ra thực tế làm việc thì làm một cách khác :
    Học viện tư pháp việt nam đào tạo các chức danh tư pháp gồm : luật sư ; kiểm sát viên , thẩm phán, chấp hành viên ( tương lai sẽ có thêm điều tra viên ), theo tôi học viện đào tạo rất chuẩn mực và mang tính khoa học pháp lý rất cao, thể hiện nguyên tắc thượng tôn pháp luật trong quá trình đào tạo " chỉ sử dụng các loại văn bản quy phạm pháp luật như : hiến pháp ; bộ luật ; pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ quốc hội ". nhưng khi công chức ra làm việc ( nhất là thẩm phán ) khi nhân danh nhà nước xét xử thì luôn luôn lấy nghị quyết của hội đồng thẩm phán của toà án nhân dân tối cao ra để làm căn cứ tuyên án ?, dây là một điều phản khoa học pháp lý bởi lẽ : thứ nhất căn cứ vào điều 80 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ; thứ hai nghị quyết của toà án chỉ mang tính giải thích từ ngữ pháp lý trong bộ luật ( không được quyền hướng dẫn hiểu theo một ý khác những điều được quy định trong bộ luật ). tình trạng này, hiện rất phổ biến, nhưng tại sao các thẩm phán phải xét xử theo nghị quyết của toà nhân dân tối cao ? vì nếu áp dụng theo luật để xét xử thì sẽ bị toà án cấp trên huỷ án hoặc sửa án và họ sẽ bị mất điểm thi đua hoặc sẽ không được tái bộ nhiệm.
    muốn giải quyết vấn đề này, thì việt nam phải có toà hiến pháp trong tương lai, giải quyết tình thế, theo tôi quốc hội phải có văn bản chấn chính lại vấn đề này nhằm lập lại tính khoa học và trật tự của hệ thống pháp luật việt nam.
     
    7832 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận