Cách xử lý khi phát hiện bán hàng không xuất hóa đơn

Chủ đề   RSS   
  • #532916 14/11/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Cách xử lý khi phát hiện bán hàng không xuất hóa đơn

    Tham khảo:

    >>> Hóa đơn điện tử: những điều có thể bạn chưa biết;

    >>> Hóa đơn điện tử có được chuyển đổi sang hóa đơn giấy ?;

    >>>Tổng hợp các quy định xử phạt liên quan đến thuế mới nhất;


    Thực tế cho thấy, ngày này việc người dân đi mua hàng không lấy hóa đơn diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, việc không lấy hóa đơn là do người dân không yêu cầu hay do người bán không nhắc nhở hay xuất hóa đơn gửi lại cho người mua? Vậy nếu trường hợp phát hiện người bán không xuất hóa đơn cho người mua thì sẽ bị xử lý như thế nào?Mời các bạn tham khảo bài viết sau:

    Theo đó từ ngày 01/11/2018, Nghị định 119/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về việc thay đổi hóa đơn giấy chuyển đổi qua sử dụng hóa đơn điện tử đã có hiệu lực.

    Tuy nhiên, việc chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại điều khoản chuyển tiếp của nghị định này bắt đầu từ ngày 01/11/2020 các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành xong việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.

    Tham khảo >>> Lùi thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đến ngày 01/7/2022?

    1. Cách xử lý khi phát hiện bán hàng không xuất hóa đơn

    Người bán nếu có hành vi bán hàng nhưng không cấp hóa đơn cho người mua là vi phạm quy định về lĩnh vực quản lý giá phí, lệ phí, hóa đơn. Dó đó, nếu bị phát hiện người bán sẽ bị xử phạt theo quy định.

    Theo đó, nếu trường hợp người mua phát hiện người bán không xuất hóa đơn cho mình, tìm mọi lý do để trốn tránh. Bạn có thể gửi đơn tố cáo đến lãnh đạo công ty để yêu cầu xử lý.

    Trường hợp bạn không nhận được câu trả lời thỏa đáng bạn có thể gửi đơn tố cáo đến tổng cục thuế để tố cáo về hành vi không xuất hóa đơn của doanh nghiệp để được tổng cục thuế can thiệp giải quyết hoặc chuyển đơn đến cơ quan theo thẩm quyền quy định dưới đây.

    >> Thẩm quyền xử phạt:

    Căn cứ quy định tại  Điều 144 Nghị định 109/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý giá phí, lệ phí, hóa đơn. Trong đó, quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn như sau:

    -  Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 500.000 đồng.

    - Đội trưởng Đội Thuế có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

    - Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

    + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 5 Điều 33, Khoản 6 Điều 34, Khoản 8 Điều 35, Khoản 4 Điều 36, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 6 Điều 38 của Nghị định này.

    - Cục trưởng Cục Thuế có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;

    + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

    - > Buộc phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định (Khoản 5 Điều 33).

    - > Buộc hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định (Khoản 6 Điều 34; được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP)

    - > Buộc phải hủy các hóa đơn cho bán hoặc hóa đơn giả (Khoản 8 Điều 35).

    - > Buộc phải hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng; hóa đơn đã mua và chưa lập (Khoản 4 Điều 36).

    - > Buộc phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định (Khoản 3 Điều 37).

    - > Buộc phải hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng (Khoản 6 Điều 38).

    - Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    - Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm (căn cứ Điều 5 Thông tư 10/TT-BTC)

    2. Chế tài đối với hành vi không suất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng quy định đối với người bán.

    Theo đó, từ bây giờ đến lúc đồng loạt các cơ quan, tổ chức, cá nhân đổi qua sử dụng hóa đơn điện tử thì nếu có phát hiện người bán hàng không xuất hóa đơn thì vẫn bị xử lý theo quy định như sau (căn cứ Thông tư 10/2014/TT-BTC):

    >>> Hóa đơn - thuế: các lỗi thường gặp và mức xử phạt  bạn tham khảo TẠI ĐÂY;

    >>> Xử phạt hành vi trốn thuế, gian lận thuế bạn tham khảo TẠI ĐÂY;

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 15/11/2019 09:08:06 SA
     
    9020 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận