Cách xử lý khi có người tự ý xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp và gây thương tích

Chủ đề   RSS   
  • #531001 18/10/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Cách xử lý khi có người tự ý xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp và gây thương tích

    Bài viết tham khảo:

    >>> 5 hướng dẫn mới về thi hành Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

    >>> Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật tố tụng hình sự 2015;

    >>> Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015;


    Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định “Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật”

    Theo Hiến pháp 2013 quy định:

    “1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

      2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

     3. Việc khám xét chỗ ở do luật định”.

    Được cụ thể hóa tại Bộ luật Dân sự 2015 quy đinh tại Điều 38 về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:

    1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

    2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

    …..

    Như vậy, việc tự ý vào nhà người khác khi không có sự đồng ý được xem là hành vi xâm phạm chỗ ở người khác. Tùy trường hợp mà hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Theo đó ngoài việc xâm phạm, bạn còn đánh người gây thương tích thì tùy vào mức độ thì đây sẽ là tình tiết tăng nặng để khi xác định mức hình phạt cho bạn.

    Khi bạn gặp trường hợp này thì cách xử lý như sau:

    - Khi có người xâm phạm chỗ ở và đánh bạn thì trước tiên bạn có quyền sử dụng biện pháp phòng vệ để bảo vệ bạn và gia đình.

    Theo quy định về "Phòng vệ chính đáng" tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.”

    Trường hợp này vì có người tự ý xông vào nhà và đánh bạn, thì bạn có quyền sử dụng mọi biện pháp né tránh, che chắn để phòng vệ. 

    - Sau đó, bạn có thể hô hào tìm người trợ giúp lúc cần thiết và tìm cách báo công an xã, phường nơi bạn cư trú để can thiệp giải quyết.

    Lưu ý: Khi Công an đến xử lý sẽ lập biên bản xử lý vụ việc và giao lại cho các bên mỗi người một bản. Việc xử lý sẽ căn cứ vào tình hình thực tế tranh chấp, mức thiệt hại giữa hai bên gây ra và người vi phạm sẽ phải thực hiện nghĩa vụ hành chính theo quy định tại  Điều 5 về  Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

    Bên cạnh đó, nếu có thiệt hại xảy ra, mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được sẽ gửi đơn lên tòa án giải quyết.

    Trường hợp: người xâm phạm chỗ ở, gây thương tích nặng nề cho gia đình bạn và bạn không đồng ý với hướng giải quyết của công an an xã, phường nơi bạn cư trú. Bạn có quyền gửi đơn tố cáo đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để được giải quyết. Bạn sẽ cung cấp kèm đơn tố cáo các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của người đó và tòa sẽ căn cứ và ra quyết định khởi tố.

    Theo quy định thì người vi phạm trong trường hợp này sẽ bị truy tố một trong hai tội tại Bộ luật hình sự như sau:  “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác (Theo quy đinh Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015) và Tội cố ý gây thương tích (quy đinh tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015)”. Theo nguyên tắc định hình khung hình phạt trong bộ luật hình sự nếu hành vi của bạn có yêu tố câu thành hai hay nhiều tội thì sẽ được xác định truy tố theo tội chính và tội nhẹ hơn sẽ được xem là tình tiết tăng nặng tăng thêm khung hình phạt đối với bạn.

    Thời hạn: Sau 8 ngày tòa án sẽ phải ra quyết định Thụ lý, bổ sung chứng cứ hoặc không thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;

    Tham khảo chi tiết: Quy trình giải quyết vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015;

    Bạn cần lưu ý khi sử dụng biện pháp phòng vệ chính đáng: bạn phải dùng mọi biện pháp để hạn chế dùng vũ lực gây ảnh hưởng đến người khác, vì có thể bạn sẽ rơi vào trường hợp vượt quá mức phòng vệ chính đáng gây thương tích cho người khác bạn vẫn bị truy cứu tùy vào mức thiệt hại bạn gây ra.

    - Từ 0 – dưới 11% thì bị phạt hành chính từ 2.000.000 đ – 3.000.000 đ theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP .

    - các khoản khác bạn phải bồi thường cho người bị hại tùy vào mức thiệt hại bạn gây ra (như: chi phí chữa trị,…).

    - Nếu thiệt hại trên 11 % và có hành vi cấu thành tội gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.

    Trên đây là những hướng dẫn cho bạn về cách xử lý khi có người xâm phạm chỗ ở của bạn cách bất hợp pháp, có cố yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Do đó, trong những lúc nóng giận do bức xúc hay bất kì lý do gì bạn cũng cần phải tỉnh táo. Tránh vì xung đột nhất thời mà hối hận cả đời. Mình hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn.
     
    14220 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận