Cách xác định thời gian làm việc để tuyển thẳng công chức

Chủ đề   RSS   
  • #517835 08/05/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Cách xác định thời gian làm việc để tuyển thẳng công chức

    Cách xác định thời gian làm việc để tuyển thẳng công chức

    >>> Bảng lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức cấp xã (mới nhất)

    >>> Công chức, viên chức, NLĐ sẽ làm việc từ 8 giờ 30, nghỉ trưa 1 tiếng?

    >>> Những thay đổi từ ngày 25/6/2019 cán bộ, công chức cấp xã nên biết

    (Chinhphu.vn) – Để xác định thời gian 5 năm đã công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học phải căn cứ vào thời điểm có quyết định xếp lương theo ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có trình độ đào tạo đại học và sổ BHXH ghi nhận thời điểm đóng BHXH bắt buộc theo tiền lương của ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có trình độ đào tạo đại học

    Theo ông Lương Trung Dũng (Yên Bái) tham khảo, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 10, Thông tư số 13/2010/TT-BNV hướng dẫn, người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

    - Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Điều 1 Thông tư này;

    - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; hiện đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc và nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn); trong thời gian công tác 5 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.

    Ông Dũng hỏi, nội dung "có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển" được tính từ khi viên chức có bằng tốt nghiệp đại học hay tính từ khi người đó có quyết định hưởng lương ngạch đại học?

    Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

    Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định: Người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

    Bảo đảm các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Điều 1 Thông tư này;

    Có bằng đại học trở lên, hiện đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc và nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn); trong thời gian công tác 5 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

    Hiện nay, Điều 19 của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 11, Điều 1 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 15/1/2019). Theo đó, Khoản 1, Điều 19 của Nghị định này không còn kết cấu Điểm c. Nội dung của Điểm c, Khoản 1 Điều 19 trước đây được chuyển vào Điểm a, Khoản 1, Điều 19 hiện nay, như sau:

    Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại Khoản 1, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức đối với các trường hợp có ít nhất 5 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng BHXH bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn), gồm:

    - Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

    - Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu;

    - Người đang giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn Nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

    Như vậy, một trong các điều kiện để xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức là người được tiếp nhận phải có bằng đại học trở lên và phải có ít nhất 5 năm (60 tháng) công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, có đóng BHXH bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc; nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn).

    Theo đó, để xác định thời gian 5 năm (60 tháng) đã công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học phải căn cứ vào thời điểm có quyết định xếp lương theo ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có trình độ đào tạo đại học và sổ BHXH ghi nhận thời điểm đóng BHXH bắt buộc theo tiền lương của ngạch hoặc chức danh nghề nghiệp có trình độ đào tạo đại học.

     Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

    Luật sư Trần Văn Toàn

    VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

     
    9812 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận