Cách tính tiền dạy thêm giờ cho giảng viên

Chủ đề   RSS   
  • #75256 26/12/2010

    nhutkhaulaw

    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:26/12/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cách tính tiền dạy thêm giờ cho giảng viên

    Tôi hiện nay là giảng viên Trường Đại Học. Hiện nay nhà trường căn cứ vào:
    - thông tư 
    50/2008/TTLT- BGDĐT- BNV-BTC  "Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ

    đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập"
    - Quyết đinh: 64/2008/QĐ-BGDĐT "chế độ làm việc đối với giảng viên.

    Cách tính :  

    #f0f0f0;" rowspan="2">

       Tiền lương 1 giờ dạy

    #f0f0f0;" rowspan="2">

    =

    #f0f0f0; padding-right: 5.4pt; border-top: #f0f0f0; padding-left: 5.4pt; padding-bottom: 0mm; border-left: #f0f0f0; width: 262.25pt; padding-top: 0mm; border-bottom: windowtext 1pt solid; height: 24.2pt; background-color: transparent;" valign="top">

          Tổng tiền lương của 12 tháng

              trong năm tài chính

    #f0f0f0;" rowspan="2">

        44 tuần

    x

         52 tuần

    #f0f0f0;" valign="top">

               Số giờ tiêu chuẩn trong năm

    VD: giảng viên Nguyễn Văn A, hệ số lương 3.00, phụ cấp ưu đãi giáo viên 25% trong năm học 2009-2010 được tính như sau:

    Tổng tiền lương của 12 tháng năm tài chính tính như sau:
    3,00 x 650.000 x 7 tháng ( từ 10,11,12 năm 2009 và 01,02,03,04 năm 2010)= 13.650.000 đồng
    3,00 x 730.00 x 3 tháng (từ tháng 05, 06, 07 năm 2010) = 6.570.000 đồng

    tiền lương 1 giờ = (13.650.000+6.570.000)/548 (giờ tiêu chuẩn trong năm)= 36.897 đồng
    tiền lương dạy thêm 1 giờ = 36.897 x 150% = 55.346 đồng.

    Với cách tính như trên mong luật sư giải thích:

     

    -          Thứ nhất : số giờ tiêu chuẩn trong năm là bao nhiêu? Vớ số giờ : 458 giờ  như trên có đúng không?

    -          Thứ hai:  lương tháng theo năm tài chính không tính phụ cấp ưu đãi giáo viên (25%) có đúng không?

     
    33507 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #75259   26/12/2010

    kimlalaw
    kimlalaw
    Top 75
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1179)
    Số điểm: 6884
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 231 lần


    Chào bạn!

    Theo nội dung bạn trình bày, xin góp một số ý như sau:

    1. Số giờ tiêu chuẩn trong năm căn cứ theo mức giờ chuẩn giảng tại của từng chức danh cùng với nội dung giảng dạy cụ thể như ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo (nên chế hay tín chỉ), giảng dạy trực tiếp hay hướng dẫn thực tập, thực hành , có kiêm nhiệm hay không v.v...

    2. Mức lương tháng theo năm tài chính không bao gồm phụ cấp ưu đãi.

    3. Nếu bạn là giảng viên Đại học thì số tuần quy định là 46 chứ không phải 44.

    Bạn có thể tham khảo thêm Quyết định 64/2008/QĐ-BGDĐT để đối chiếu trường hợp cụ thể.

    Thân ái chào bạn !!!

    trích Quyết định 64/2008
    ............

    ĐỊNH MỨC THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

    Điều 9. Định mức thời gian làm việc

    1. Thời gian làm việc của giảng viên theo chế độ tuần làm việc 40 giờ và được xác định theo năm học.

    2. Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên bình quân trong 1 năm học là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

    3. Tổng quỹ thời gian này được phân chia theo chức danh giảng viên và cho từng nhiệm vụ, cụ thể như sau:

    Nhiệm vụ

    Giảng viên

    Phó giáo sư và giảng viên chính

    Giáo sư và giảng viên cao cấp

    Giảng dạy

    900 giờ

    900 giờ

    900 giờ

    Nghiên cứu khoa học

    500 giờ

    600 giờ

    700 giờ

    Hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác

    360 giờ

    260 giờ

    160 giờ

    Điều 10. Giờ chuẩn giảng dạy

    Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với việc thực hiện một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.

    Điều 11. Định mức giờ chuẩn giảng dạy và việc quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy

    1. Định mức giờ chuẩn giảng dạy:

    a) Định mức giờ chuẩn giảng dạy quy định cho giảng viên ở từng vị trí khác nhau, theo từng khối ngành đào tạo, được quy đổi từ quỹ thời gian giảng dạy của giảng viên quy định tại Điều 9 của Văn bản này.

    b) Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại Điều 4 của Văn bản này được quy định như sau:

    Chức danh giảng viên

    Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy

    Quy định chung cho các môn

    Môn Giáo dục thể chất, Quốc phòng-An ninh ở các trường không chuyên

    Giáo sư và giảng viên cao cấp

    360

    500

    Phó giáo sư và giảng viên chính

    320

    460

    Giảng viên

    280

    420

    2. Quy đổi thời gian thực hiện một số nhiệm vụ sau đây ra giờ chuẩn:

    a) Một tiết giảng lý thuyết trên lớp theo hệ thống niên chế cho đào tạo trình độ cao đẳng, đại học được tính bằng 1,0 đến 1,8 giờ chuẩn tùy theo quy mô, điều kiện làm việc cụ thể đối với từng lớp ở từng chuyên ngành khác nhau;

    b) Một tiết giảng lý thuyết trên lớp theo hệ thống tín chỉ được tính bình quân bằng 1,1 tiết giảng lý thuyết trên lớp cho một lớp đào tạo theo hệ thống niên chế có cùng quy mô, điều kiện làm việc và cùng chuyên ngành;

    c) Một tiết giảng chuyên đề bồi dưỡng, giảng lý thuyết cho các lớp đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, giảng bằng tiếng nước ngoài cho sinh viên đối với môn học không phải là môn ngoại ngữ, giảng dạy theo chương trình tiên tiến, hệ đào tạo kỹ sư tài năng tính bằng 1,2 đến 2,0 giờ chuẩn;

    d) Một tiết hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm trên lớp cho sinh viên tính bằng 0,5 đến 1,0 giờ chuẩn;

    đ) Hướng dẫn thực tập: 1 ngày làm việc tính bằng 1,5 đến 2,5 giờ chuẩn;

    e) Hướng dẫn sinh viên làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp tính bằng 12 đến 15 giờ chuẩn cho một đồ án, khóa luận;

    g) Hướng dẫn học viên làm luận văn thạc sĩ tính bằng 20 đến 25 giờ chuẩn cho một luận văn;

    h) Hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ tính bằng 45 đến 50 giờ chuẩn/một luận án/một năm học.

    Điều 12. Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, đảng, đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học

    Giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, đảng, đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học có nghĩa vụ trực tiếp giảng dạy theo khung định mức dưới đây (tính theo tỷ lệ % của định mức giờ chuẩn giảng dạy cả năm của chức danh giảng viên hiện đang giữ):

    1.

    Giám đốc đại học:

     

    từ 10% đến 15%

    2.

    Phó giám đốc đại học, Hiệu trưởng trường đại học:

     

    từ 15% đến 20%

    3.

    Chủ tịch hội đồng trường, Phó hiệu trưởng trường đại học, Trưởng ban của đại học:

     

    từ 20% đến 25%

    4.

    Phó trưởng ban của đại học, Trưởng phòng:

     

    từ 25% đến 30%

    5.

    Phó trưởng phòng:

     

    từ 30% đến 35%

    6.

    Trưởng khoa và Phó trưởng khoa:

     

     

    a)

    Đối với khoa có biên chế từ 40 giảng viên trở lên hoặc có quy mô từ 250 sinh viên trở lên:

     

     

     

    - Trưởng khoa:

     

    từ 70% đến 75%

     

    - Phó trưởng khoa:

     

    từ 75% đến 80%

    b)

    Đối với khoa có biên chế dưới 40 giảng viên hoặc có quy mô dưới 250 sinh viên:

     

     

     

    - Trưởng khoa:

     

    từ 75% đến 80%

     

    - Phó trưởng khoa:

     

    từ 80% đến 85%

    7.

    Trưởng bộ môn:

     

    từ 80% đến 85%

    8.

    Phó trưởng bộ môn, trợ lý khoa, chủ nhiệm lớp và cố vấn học tập:

     

    từ 85% đến 90%

    9.

    Bí thư đảng ủy, chủ tịch công đoàn ở những đơn vị có bố trí cán bộ chuyên trách:

     

    từ 70% đến 75%

    10.

    Bí thư đảng ủy, chủ tịch công đoàn ở những đơn vị không bố trí cán bộ chuyên trách:

     

     từ 50% đến 55%

    11.

    Phó bí thư, ủy viên thường vụ đảng ủy, phó chủ tịch công đoàn, trưởng ban thanh tra nhân dân, trưởng ban nữ công, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh ở những đơn vị có bố trí cán bộ chuyên trách:

     

    từ 80% đến 85%

    12.

    Phó bí thư, ủy viên thường vụ đảng ủy, phó chủ tịch công đoàn, trưởng ban thanh tra nhân dân, trưởng ban nữ công, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh ở đơn vị không bố trí cán bộ chuyên trách:

     

    từ 55% đến 60%

    13.

    Giảng viên làm công tác Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội Liên hiệp thanh niên thực hiện theo Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

    .................

    kimlalaw@yahoo.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #75377   27/12/2010

    gdnhaga
    gdnhaga

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/12/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cách tính tiền dạy thêm giờ của giảng viên các trường theo mình biết là không theo quy định của pháp luật đâu. Thứ nhất, hệ số lương mỗi người mỗi khác --> phòng tài chính kế toán không thể xác định tiền dạy vượt giờ của mỗi giảng viên trên cơ sở hệ số lương được vì rất phức tạp.

    Thứ hai, số giờ dạy vượt của giảng viên lên quan đến nhiều hệ, nhiều bậc học, ban ngày hay ngoài giờ, trong hay ngoài TP --> liên quan đến việc phân giờ giảng và lịch làm việc của rất nhiều bộ phận, đặc biệt là phòng đào tạo.

    Thứ 3, đơn giá vượt giờ của giảng viên còn phụ thuộc vào quy mô đào tạo và khả năng tài chính của từng trường, cũng như quy chế chi tiêu nội bộ của từng trường.

    Do đó, để thuận tiện cho việc phân công lịch giảng, tính toán tiền dạy thêm giờ và xác định chi phí chuyên môn nghiệp vụ (có bao gồm tiền dạy thêm giờ của giảng viên), các trường vận dụng linh hoạt quy định của Bộ TC và Bộ GD-ĐT, tự xây dựng cách tính về tiền dạy thêm giờ của giảng viên và áp dụng thống nhất đối với các giảng viên, có thể có khác biệt về: hệ đào tạo, ban ngày hay buổi tối, thứ 7, CN, bậc đào tạo, trình độ giảng viên, trong TP hay ngoài TP... 

    Nếu cần biết thêm về cách tính, bạn có thể liên hệ với bộ phận tài chính - kế toán để xem Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

     
    Báo quản trị |