Cách tính lương hưu khi vừa tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

Chủ đề   RSS   
  • #399338 13/09/2015

    Cách tính lương hưu khi vừa tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện

    Tôi sinh ngày 15/10/1965, tham gia công tác trong ngành giáo dục (và đóng BHXH bắt buộc) từ ngày 1/10/1998. Đến tháng 3 năm 2016 tôi sẽ được nghỉ theo chế độ tinh giảm biến chế. Lương bình quân 60 tháng để đóng bảo hiểm xã hội là 4.550.000 đ. Như vậy tôi còn thiếu 2,5 năm = 30 tháng nữa mới đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. Vậy nếu tôi tiếp tục đóng thêm BHXH tự nguyện với mức lương bằng  4.450.00 đ thì :

    1. Hàng tháng tôi phải đóng cho BHXH bao nhiêu tiền?

    2. Tôi có tiếp tục được hưởng chế độ BHYT không?

    3. Sau khi đống BHXH tư nguyện 30 tháng tôi có thể bảo lưu để chờ đến khi đủ 60 tuổi để hưởng lương hưu không hay là phải đóng liên tục đến năm 60 tuổi.

    4. Cách tính lương hưu khi tôi chỉ đóng đủ 20 năm và bảo lưu đến năm 60 tuổi để hưởng lương hưu? Tôi có bị tính bình quân toàn bộ các thời kì từ 1/10/1998 đến khi đóng đủ 30 tháng BHXH tự nguyện hay chỉ phải tính bình quân 60 tháng BHXH bắt buộc sau cùng + 30 tháng BHXH tự nguyện.

    Rất mong được sự tư vấn của Luật sư để tôi tính toán xem có nên tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện không?

     

     
    13731 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446765   17/02/2017

               Chào bạn! Dựa vào những thông tin mà bạn đã cung cấp tôi có một vài góp ý như sau:

               Thứ nhất, về số tiền hàng tháng phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

               Theo quy định tại khoản 1 điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức tiền bạn phải đóng bảo hiểm xã hội như sau:

               Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
               1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
    Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

    Số tiền cần đóng = 4.450.000x22%=979.000 đồng

               Thứ hai, về hưởng bảo hiểm y tế, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tại điểm a khoản 4 điều 18 thì người lao động đang hưởng lương hưu mới được hưởng bảo hiểm y tế.

               Điều 18. Quyền của người lao động.

              4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

              a) Đang hưởng lương hưu;

              Thứ ba, theo quy địnhcủa luật bảo hiểm xã hội 2014 thì bạn có thể được bảo lưu để chờ đến khi đủ 60 tuổi để hưởng lương hưu

               Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

              Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

               Thứ tư, về cách tính lương hưu

               Theo quy định của điều 65 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức lương hưu hàng tháng được tính như sau:

               Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

               1.Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

             Về mức bình quân đóng bảo hiểm đối cới người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại 1,2,4 điều 11 nghị định số: 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều về bảo hiểm bắt buộc.

              Điều 11. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

              Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

             1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

             2. Người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này.

            4. Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

    Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

    =

    Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

    +

    Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

    x

    Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

     

     

     

    Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

    +

    Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

              Theo đó, mức bình quan thu nhâp và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ tính bình quan quân bộ các thời kỳ bạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 1998.

               Thứ năm, theo quy định của pháp luật thì vì mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75% nên nếu có điều kiện thì bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội.

               Hiện nay do thông tin bạn cung cấp còn hạn chế để có được câu trả lời chính xác hơn bạn nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án tốt nhất.

                                                                 Chuyên viên tư vấn Nguyễn Thu Hồng

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |