Cách tính BHXH tự nguyện trong tình hình hoãn không tăng lương cơ sở

Chủ đề   RSS   
  • #553264 29/07/2020

    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cách tính BHXH tự nguyện trong tình hình hoãn không tăng lương cơ sở

    Tại Khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội như sau:

    “Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

    [...]

    2. [...] Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.[...]”

    Về mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn (Theo khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014). Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (29.800.000 đồng). Do đó, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020 mức đóng hằng tháng thấp nhất là 154.000 đồng/tháng và mức đóng cao nhất là 6.556.000 đồng/tháng.

    Về quyền lợi và mức hưởng chế độ hưu trí:

    Lương hưu hàng tháng: Theo quy định tại Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

    Mức lương = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

    Trợ cấp một lần: theo quy định tại Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau: Mỗi năm đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

    BHXH một lần: Theo quy định tại Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chỉ áp dụng với một số trường hợp nhất định, mức hưởng tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được:

    + 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng trước năm 2014);

    + 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng từ năm 2014 trở đi);

    + Đóng chưa đủ 01 năm thì hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

    Về chế độ tử tuất:

    Trợ cấp mai táng: theo quy định tại Điều 80 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau: Bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại là 14,9 triệu đồng), dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.

    Trợ cấp tuất theo quy định tại Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

    * Đối với thân nhân của người đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng, cứ mỗi năm:

    + 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng trước năm 2014);

    + 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (đóng từ năm 2014 trở đi);

    + Tối đa 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nếu đóng chưa đủ 01 năm;

    + Tối thiểu 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH nếu tham gia cả BHXH bắt buộc và tự nguyện.

    * Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:

    + 48 tháng lương hưu đang hưởng nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu;

    + Cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng nếu chết vào những tháng sau đó.

    Như vậy, kkhi người tham gia bảo hiểm tự nguyện chết thì tiền mai táng được tính bằng 10 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại là 14,9 triệu đồng), dành cho người có thời gian đóng từ đủ 60 tháng trở lên hoặc đang hưởng lương hưu.

     
    927 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận