Cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo Pháp Luật

Chủ đề   RSS   
  • #505446 24/10/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo Pháp Luật

    Cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo Pháp Luật

    >>> CHIA THỪA KẾ : Vấn đề đặt ra ở 2/3 1 suất tài sản !!

    Điều 644 BLDS 2015 quy định: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

    Theo quy định trên thì cách tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được tính theo công thức sau:

    =   2/3        x    Tổng di sản gốc :  Những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất

    Trong đó:

    * Tổng di sản gốc là phần di sản còn lại để chia thừa kế sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại theo thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 658 BLDS 2015.

    Ví dụ: Vợ chồng ông A, bà B có 3 người con chung là C, D và E. Ông A chết có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và di tặng cho Anh C 1/2 di sản, còn 1/2 di sản giao cho Anh D quản lý dùng vào việc thờ cúng. Di sản của ông A có 90.000.000 đồng.

    Xác định di sản thừa kế gốc của ông A để lại là 90.000.000 đồng. Theo quy định tại Điều 644, bà B = 90.000.000 đồng : 3 x 2/3 = 20.000.000 đồng. Vậy, di tặng cho C = 70.000.000 đồng : 2 = 35.000.000 đồng; di sản dùng vào việc thờ cúng giao cho D quản lý: 70.000.000 đồng : 2 = 35.000.000 đồng.

    Nếu hiểu di sản gốc là phần di sản còn lại sau khi đã xác định phần được hưởng của những người thừa kế theo di chúc, phần di tặng, phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì không đúng, điều này được minh chứng qua hai ví dụ sau:

    Ví dụ 1: Vợ chồng ông A và bà B có 2 người con chung là C và D. Ông A qua đời có để lại di chúc cho C hưởng 1/2 di sản, cho D hưởng 1/2 di sản và truất quyền thừa kế của bà B. Di sản của ông A có 100.000.000 đồng. Trong tình huống này, phần di sản mà bà B (người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc) sẽ không thể xác định được vì di sản không còn để chia.

    Ví dụ 2: Vợ chồng ông A và bà B có 2 người con chung là C và D. Ông A chết có để lại di chúc cho C hưởng 1/2 di sản, cho D hưởng 1/4 di sản và truất quyền thừa kế của bà B. Di sản của ông A có 90.000.000 đồng.

    Anh C = 90.000.000 đồng : 2 = 45.000.000 đồng;

    Anh D = 90.000.000 đồng : 4 = 22.500.000 đồng.

    Nếu bà B được hưởng theo cách tính: 30.000.000 đồng (phần di sản ông A không định đoạt theo di chúc, được đem chia theo pháp luật) chia cho ba, nhân với hai phần ba (22.500.000 đồng : 3 x 2/3 = 5.000.000 đồng)

    Cách tính này không đúng theo quy định tại Điều 644 BLDS. Áp dụng đúng quy định tại Điều 644 BLDS thì bà B được hưởng: B = 90.000.000 đồng : 3 x 2/3 = 20.000.000 đồng.

    Trong trường hợp này bà B tuy bị ông A truất quyền hưởng di sản nhưng bà B vẫn được hưởng 20.000.000 đồng mà không phải là 5.000.000 đồng theo cách tính sai do đã hiểu sau bản chất giá trị di sản thừa kế gốc.

    Cũng có quan điểm cho rằng:

     Để xác định 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật ta phải giả định rằng: nếu không có di chúc thì khối di sản này sẽ được chia như thế nào? Bởi vậy, phải lấy toàn bộ di sản thừa kế (bao gồm cả phần di tặng và phần di sản dùng vào việc thờ cúng) chia cho tất cả những người thừa kế theo pháp luật để xác định hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

    Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Bởi lẽ, di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng không phải là một khoản nợ của người để lại di sản. Vì nếu coi đây là một khoản nợ (là nghĩa vụ tài sản) của người để lại di sản thì nó phải được thanh toán theo thứ tự ưu tiên được quy định tại Điều 658 của BLDS năm 2015. Do đây không phải là nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, nên phần di sản chia thừa kế sẽ không phải đem ra thanh toán cho phần di sản này trước tiên.

    Để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, trong trường hợp người lập di chúc không cho hoặc cho hưởng ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật thì cả di sản chia thừa kế, di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ bị cắt giảm đồng thời và theo tỷ lệ.

    >>> Cá nhân tôi đồng ý với quan điểm này bởi Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó. Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản, lợi ích, nợ nần, các quyền, nghĩa vụ từ một người đã chết sang một cá nhân nào đó.

    * Những người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất được hiểu là những người thừa kế có tên trong hàng đó và có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật, trừ các trường hợp: (i) người thừa kế từ chối quyền hưởng di sản (Điều 620 BLDS); (ii) không có quyền hưởng di sản (Điều 621 BLDS); (iii) người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản và không có người thừa kế thế vị.             

    Đây là những người đáng lẽ được hưởng di sản nhưng do có những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật nên họ bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Do đó, họ không còn là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Nếu di sản được chia theo pháp luật thì đương nhiên sẽ không thể chia cho những người bị tước quyền hưởng di sản. Vì vậy không được tính họ vào nhân suất để xác định một suất theo luật.                           

    Ví dụ: Ông A và bà B là vợ chồng có 2 người con chung là C và D. Anh C bị kết án về hành vi ngược đãi ông A. Ông A qua đời có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và cho cô E là người hàng xóm hưởng toàn bộ di sản. Di sản của ông A là 120.000.000 đồng.

    Bà B là vợ của ông A tuy bị ông A truất quyền hưởng di sản nhưng bà B vẫn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 644 BLDS, theo đó:

    B = 120.000.000 đồng : 2 x 2/3 = 40.000.000 đồng.

    Theo cách tính trên, thấy rằng hàng thừa kế thứ nhất của ông A chỉ có 2 người, bà B và anh D, còn Anh C đã bị tước quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS. Bà B và anh D là người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất của ông A có quyền hưởng di sản. Bà B được hưởng hai phần ba một suất thừa kế chia theo pháp luật.

    Mọi người cùng thảo luật để đưa ra vấn đề nhé!

    Nguồn: VKSND Hòa Bình và Công ty Luật Minh Tín

     

     
    79904 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    admin (04/04/2023) monguoc2020 (02/03/2020) kihlinbin@gmail.com (17/02/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550481   29/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Qua bài viết của bạn thì mình nhận ra rằng đối với con chưa thành niên, vợ, chồng, ba mẹ và con con thành niên không có khả năng lao động thì quyền lợi của họ được pháp luật một cách nhất định khi họ luôn được chia một phần di sản dù là chia theo di chúc hay chia theo pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #551547   11/07/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào ledinhthien!

    Nhận định "họ luôn được chia một phần di sản dù là chia theo di chúc hay chia theo pháp luật" là chưa chính xác. Họ phải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 644 [dẫn chiếu tới khoản 1 Điều 621 (người không được quyền hưởng di sản) và  Điều 620 (từ chối nhận di sản)]. 

     

    Cập nhật bởi Nina35 ngày 11/07/2020 02:34:04 CH Lỗi phông
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/07/2020)
  • #552267   20/07/2020

    NLA62
    NLA62

    Sơ sinh


    Tham gia:02/07/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ví dụ: Ông A và bà B là vợ chồng có 2 người con chung là C và D. Anh C bị kết án về hành vi ngược đãi ông A. Ông A qua đời có để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B và cho cô E là người hàng xóm hưởng toàn bộ di sản. Di sản của ông A là 120.000.000 đồng.
     
    Bà B là vợ của ông A tuy bị ông A truất quyền hưởng di sản nhưng bà B vẫn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 644 BLDS, theo đó:
     
    B = 120.000.000 đồng : 2 x 2/3 = 40.000.000 đồng.
     
    Theo cách tính trên, thấy rằng hàng thừa kế thứ nhất của ông A chỉ có 2 người, bà B và anh D, còn Anh C đã bị tước quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS. Bà B và anh D là người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất của ông A có quyền hưởng di sản. Bà B được hưởng hai phần ba một suất thừa kế chia theo pháp luật.
     
    Chưa hiểu ở chổ anh D không có tên trong di chúc của ông A thì làm sao mà anh D lại là người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất, trong khi chị E hàng xóm lại được nêu tên trong di chúc sẽ hưởng di sản của ông A thì lại không có nói sẽ hưởng bao nhiêu cụ thể? Em cảm ơn đã giúp đỡ.
     
    Báo quản trị |  
  • #552286   20/07/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào NLA62!

    Thứ nhất, "anh D không có tên trong di chúc của ông A thì làm sao mà anh D lại là người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất"?

    Tại điểm a, khoản 1, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    "Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"

    Theo thông tin bạn cung cấp, anh D là con đẻ của ông A nên anh D đương nhiên là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A. 

    Vậy nên, anh D có phải là người thừa kế gốc tại hàng thừa kế thứ nhất hay không không phụ thuộc vào việc anh D có tên trong di chúc hay không, mà nó phụ thuộc vào mối quan hệ giữa anh D với ông A, quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 651 nêu trên.

    Tương tự, với bà B, vì là vợ của ông A nên bà B đương nhiên là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A. Việc bạn hiểu rằng bà B có tên trong di chúc (ở phần ông A truất quyền thừa kế của bà B) nên thuộc hàng thừa kế thứ nhất, còn anh D không có tên trong di chúc nên không thuộc hàng thừa kế thứ nhất là đã hiểu sai.

    Trong ví dụ trên, có 3 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: B, C và D.  Do C thuộc khoản 1 Điều 621 BLDS nên chỉ còn 2 người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật là B và D. 

    Thứ hai, "chị E là hàng xóm có tên trong di chúc sẽ hưởng di sản của ông A lại không nói sẽ được hưởng cụ thể bao nhiêu?"

    Theo thông tin bạn cung cấp, ông A để lại di chúc cho cô E là hàng xóm hưởng toàn bộ di sản. Di sản của ông A là 120 triệu, ông cho chị E hưởng toàn bộ, tức là hưởng hết 120tr, như vậy còn chưa cụ thể ?? Nhưng thực tế, do bà B được hưởng 40tr, nên chị E sẽ được hưởng toàn bộ di sản còn lại là 80tr.

    Cập nhật bởi Nina35 ngày 20/07/2020 03:51:11 CH 3:50
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/07/2020)
  • #552478   23/07/2020

    Nina35
    Nina35

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2020
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào TuyenBig!

    Cảm ơn bài viết hữu ích bạn đã cung cấp. Và về vấn đề xác định 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, Nina có quan điểm như sau: 

    Tại khoản 1 Điều 644 BLDS 2015 quy định rất rõ: "Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, ......."

    Hiểu đơn giản rằng, "nếu di sản được chia theo pháp luật"  tức là ta xem như không có di chúc, không có di chúc thì đương nhiên không có phần " di tặng" và "di sản thờ cúng". Vậy nên đương nhiên cũng không trừ 2 phần này vào di sản gốc để xác định suất 2/3 một người thừa kế theo pháp luật. 

    Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng:

    1. Mọi trường hợp chia thừa kế (cả theo di chúc hay pháp luật) đều phải thanh toán xong các khoản chi phí (nếu có) quy định tại Điều 658 BLDS 2015 thì mới được tiếp tục thực hiện việc chia thừa kế.

    2. Di sản thờ cúng không được chia thừa kế (khoản 1 Điều 645 BLDS 2015).

     

     

    Cập nhật bởi Nina35 ngày 23/07/2020 09:41:22 SA Cập nhật bởi Nina35 ngày 23/07/2020 09:28:19 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Nina35 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (23/07/2020) ThanhLongLS (23/07/2020)