Khoản 29 Điều 3
Luật đất đai năm 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Như vậy, khi giải quyết vụ án dân sự mà cần xác định thành viên của hộ gia đình có quyền sử dụng đất cần lưu ý:
- Thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có quyền sử dụng đất là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
- Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyết vụ án và đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Vậy quan trọng nhất là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất hộ gia đình có ai thì những người đó là đồng sở hữu của nhà đất này. Không phải thời điểm giải quyết tranh chấp, gia đình có ai thì đều là đồng sở hữu của nhà đất, mà phải xem nguồn gốc đất.
Theo thông tin bạn cung cấp thì nhà đất này có nguồn gốc từ bố mẹ bà B. Nếu bố mẹ bà B cho miếng đất đó cha vợ chồng bà B tức ông A và bà B thì đó là tài sản chung của ông A bà B. Thì nhà đó có phần của ông A nên bà B không được định đoạt di chúc cả miếng đất đó, mà chỉ được định đoạt phần tài sản của mình. Trường hợp miếng đất được cho riêng bà B thì bà B được toàn quyền lập di chúc miếng đất này mà không cần hỏi ý kiến các con.