Cách thức đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn

Chủ đề   RSS   
  • #600368 22/03/2023

    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Cách thức đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn

    Theo quy định của pháp luật dân sự thì người ở nhờ phải trả lại nhà cho gia chủ khi đến hạn, nhưng nhiều trường hợp họ cố tình không muốn trả lại nhà ở. Do đó, làm sao để đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn?

    Trường hợp chủ nhà không có thỏa thuận hay hợp đồng với người mượn, người ở nhờ nhà thì lấy lại nhà bằng một trong các cách sau:

    Cách 1: Thông báo về việc đòi lại nhà cho bên ở nhờ, bên mượn nhà biết

    Theo quy định tại Điều 499 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    Điều 499. Quyền của bên cho mượn tài sản

    1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

    2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

    3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

    Như vậy, để đòi lại nhà cho mượn, cho ở nhờ, chủ nhà phải thông báo trước một khoản thời gian hợp lý cho bên mượn biết bằng lời nói, văn bản, tin nhắn, email,… Thậm chí, có thể đòi lại ngay tức khắc mà không cần sự đồng ý của bên mượn nếu bên mượn sử dụng nhà không đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu.

    Cách 2: Khời kiện tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn ra Tòa án

    Người có yêu cầu khởi kiện tranh chấp đòi lại nhà ở nhờ, cho mượn ở Tòa án phải trải qua các bước sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ để khởi kiện

    - Đơn khởi kiện.

    - Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã nơi có nhà (nếu có).

    - Bản sao giấy tờ nhân thân của người khởi kiện, người bị kiện.

    - Giấy tờ chứng minh chủ sở hữu nhà ở như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Hợp đồng, giấy tờ thể hiện nội dung giao dịch, thỏa thuận cho mượn, cho ở nhờ. Các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh có trong quá trình giải quyết tranh chấp.

    Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện

    Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Trong thời hạn 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ Tòa án sẽ ra các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

    Bước 3: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý

    Bước 4: Tham gia vào quá trình tố tụng tại Tòa án

    Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử vụ án đòi lại nhà ở nhà, cho mượn

    Bước 6: Thi hành án

     
    165 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaann vì bài viết hữu ích
    admin (26/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận