Cách phân biệt tiền án và tiền sự

Chủ đề   RSS   
  • #608700 15/02/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 29461
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 630 lần
    SMod

    Cách phân biệt tiền án và tiền sự

    Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn hai thuật ngữ nêu trên. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu điểm khác biệt của chúng và một số điểm mà người có tiền án, tiền sự nên lưu ý.

    (1) Phân biệt tiền án và tiền sự

    Tiêu chí

    Tiền án

    Tiền sự

    Khái niệm

    Hiện tại, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về định nghĩa của tiền án và tiền sự. Tuy nhiên, có thể dựa theo Khoản 2 Mục II Nghị quyết 01-HĐTP (hiện đã hết hiệu lực) của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để làm căn cứ như sau:

    Tiền án là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái về nhân thân, lý lịch của một người khi họ bị Tòa án kết án, bị Tòa án tuyên bố là có tội, phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng chưa được xóa án tích.

     

     

    Tương tự như tiền án, Tiền sự cũng là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái nhân thân của một người thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị xử lý bằng hình thức khác như xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính.

    Loại trách nhiệm pháp lý

    Hình sự

    Hành chính

    Hậu quả pháp lý

    Trường hợp chưa được xóa tiền án mà có hành vi phạm tội thì sẽ được coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm, là tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 52 và Điều 53 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    - Ngoài ra, theo quy định từ Điều 41 đến Điều 43 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người có tiền án còn có thể bị một số hạn chế về quyền lợi như: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế.

    Khi quyết định hình phạt, trường hợp tái phạm tiền sự sẽ được coi là tình tiết tăng nặng về trách nhiệm hành chính (Theo điểm b khoản 1 Điều 10 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

    - Ngoài ra, tại một số điều như Điều 173 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Như vậy, tiền sự còn được xem xét là yếu tố định tội đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.

    Những trường hợp được xóa tiền án/tiền sự

    Người bị kết án được xóa tiền án trong các trường hợp:

    - Đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại Điều 70 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    - Xóa theo quyết định của Tòa án quy định tại Điều 71 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    - Xóa trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 72 Bộ Luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định.

    Một người được xóa tiền sự sẽ được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Mà tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định có quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

    - Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định về xử phạt cảnh cáo hoặc 1 năm đối với quyết định xử phạt hành chính khác hay hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm, Cá nhân hoặc tổ chức không tái phạm thì được xem là chưa bị xử phạt về vi phạm hành chính.

    - Những cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà trong thời hạn 02 năm, tính kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp này hoặc 01 năm nếu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không có tái phạm thì được xem là chưa bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

    (2) Một số điểm mà người có tiền án, tiền sự nên lưu ý

    Như đã có đề cập đến tại mục (1) phần hậu quả pháp lý. Một người đang có tiền án, tiền sự phải tuyệt đối chấp hành quy định pháp luật vì nếu vi phạm trong thời gian vẫn có tiền án, tiền sự thì hình thức xử phạt cho hành vi vi phạm tiếp theo sẽ thường cao hơn so với vi phạm lần đầu. Đặc biệt, trong một số tội phạm thì việc có tiền án, tiền sự được xem như là một tình tiết định tội hoặc một tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Bên cạnh đó, tiền án, tiền sự còn là trạng thái nhân thân của một người cho nên chúng còn được dùng để làm căn cứ xác định một người có được hưởng án treo hay không. Theo đó, người phạm tội có thể xem xét được hưởng án treo nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP trong đó điều kiện về nhân thân tốt đặc biệt quan trọng. Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP cũng có quy định là có nhân thân tốt nếu đã được xóa tiền án hoặc xóa tiền sự ít nhất được 6 tháng và đáp ứng đủ các điều kiện khác thì có thể xem xét được hưởng án treo.

     
    3616 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    Xmen-8711 (01/11/2024) HuyenVuLS (17/02/2024) admin (16/02/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận