Cách nhận di sản thừa kế khi cha mẹ không để lại di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #593631 03/11/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2132)
    Số điểm: 74736
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 1596 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cách nhận di sản thừa kế khi cha mẹ không để lại di chúc

    Dạo gần đây, xảy ra một số vụ việc tranh chấp tài sản giữa những người thân trong gia đình hay do phân chia di sản thừa kế gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Theo đó, việc phân chia di sản đặc biệt là đất đai thường mang lại nhiều khó khăn, bởi thường xảy ra nhiều tranh chấp do tài sản mang giá trị cao. 

    Do đó, việc phân chia di sản, cụ thể phân chia di sản khi không có di chúc mang lại nhiều bất cập cho người dân. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các vướng mắc của người đọc xoay quanh chủ đề “Cách nhận thừa kế khi cha mẹ mất không để lại di chúc”.

    Cha mẹ mất không để lại di chúc, di sản được chia thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp người để thừa kế không để lại di chúc để chia thừa kế thì di sản để thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế.

    Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

    Người thừa kế theo pháp luật bao gồm những ai?

    Căn cứ theo quy định Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    - Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối.

    di-san-thua-ke

    Di sản thừa kế được quy định như thế nào?

    Di sản để lại thừa kế gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015. Do đó, có thể hiểu di sản bao gồm tất cả những vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản (động sản và bất động sản) mà người để lại thừa kế sở hữu.

    Cách chia di sản khi cha mẹ không để lại di chúc

    Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Luật Công chứng. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

    Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế: Những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong đó, người thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác;

    - Văn bản khai nhận di sản thừa kế: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoăc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản.

    Khi đó, để nhận thừa kế theo pháp luật, người được hưởng phải thực hiện thủ tục công chứng một trong hai loại Văn bản này. Dưới đây sẽ đề cập đến thủ tục công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hai loại Văn bản nêu trên. Cụ thể:

    Bước 1: Hồ sơ gồm:

    - Phiếu yêu cầu công chứng;

    - Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng;

    - Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết…

    - Dự thảo Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);

    - Các giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người thừa kế;

    - Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô…

    Sau khi nộp đủ giấy tờ, hồ sơ, Công chứng viên sẽ xem xét, kiểm tra. Nếu đầy đủ thì sẽ tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại nếu hồ sơ không đầy đủ thì người thừa kế sẽ được hướng dẫn và yêu cầu bổ sung. Nếu không có cơ sở giải quyết thì giải thích và từ chối tiếp nhận.

    Bước 2: Niêm yết công khai

    Việc niêm yết phải được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản với các nội dung như họ, tên người để lại di sản, người nhận thừa kế, quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế, danh mục di sản thừa kế…

    Thời gian niêm yết là 15 ngày.

    Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả

    Sau khi nhận được kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

    Sau đó, Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ, hồ sơ đã nêu ở trên để kiểm tra, đối chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản.

    Khi hoàn tất hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng và trả lại bản chính của Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế cho người thừa kế.

    Trong đó:

    - Phí công chứng được tính dựa trên giá trị di sản thừa kế nêu chi tiết tại Thông tư 257/2016/TT-BTC;

    - Thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng và người thừa kế thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao do từng tỉnh quy định.

     
    2898 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593751   08/11/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Cách nhận di sản thừa kế khi cha mẹ không để lại di chúc

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Trường hợp cha mẹ mất nhưng không để lại di chúc thì theo quy định của pháp luật sẽ được chia theo trình tự thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm và 10 năm đối với động sản (kể từ thời điểm mở thừa kế).

     
    Báo quản trị |  
  • #593754   08/11/2022

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    Cách nhận di sản thừa kế khi cha mẹ không để lại di chúc

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Pháp luật quy định rõ ràng về việc thừa kế. Đặc biệt là thừa kế đất đai. Do đó, để tránh các tranh chấp xảy ra sau này, người được hưởng thừa kế nên thực hiện theo đúng như pháp luật quy định.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #593804   10/11/2022

    Cách nhận di sản thừa kế khi cha mẹ không để lại di chúc

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. BLDS năm 2015 không quy định về thừa kế quyền sử dụng đất, khi giải quyết việc chia thừa kế quyền sử dụng đất, Tòa án phải căn cứ vào quy định thừa kế tài sản và quy định của Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết. Điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 quy định “cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Đất đai do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với đất đai đó) mà đất đai này đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 thì quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quangtuyenn98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/11/2022)
  • #594161   25/11/2022

    Cách nhận di sản thừa kế khi cha mẹ không để lại di chúc

    Nếu bố mẹ không để lại di chúc thì bạn có thể được chia thừa kế với hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhan3310@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/11/2022)