1. Các loại chứng từ hải quan bắt buộc lưu giữ.
Khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu doanh nghiệp bắt buộc phải giữ lại các chứng từ bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu, nhập (hàng thuộc diện quản lý theo giấy phép);
- Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành (hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành được cơ quan hải quan cho phép đưa hàng về bảo quản)
- Biên bản lấy mẫu (đối với hàng hóa phải lấy mẫu)
- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
- Hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu, nhập hoặc các chứng từ có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.
- Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu;
- Chứng từ xác nhận tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán;
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác, có giá trị tương đương;
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có bảng kê chi tiết hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Tài liệu kỹ thuật, catalogue, bản phân tích thành phần, chứng thư giám định liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có);
- Danh mục máy móc thiết bị và Phiếu theo dõi trừ lùi khi khai báo mã số.
- Sổ, chứng từ kế toán có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu vật tư, máy móc, thiết bị...
- Hồ sơ, chứng từ có liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
- Hồ sơ khác liên quan đến việc miễn thuế, giảm thuế, không thuộc đối
- Văn bản thông báo kết quả xác định trước về mã số, xuất xứ, trị giá hải quan (nếu có);
- Hồ sơ liên quan đến việc khai bổ sung, thay đổi.
- Hồ sơ liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập táí xuất (nếu có)
u) Các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP.
2. Thời hạn phải lưu giữ chứng từ hải quan.
- Người khai hải quan chịu trách nhiệm lưu giữ bản chính các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan ( chứng từ kế toán lưu giữ theo quy định của pháp luật kế toán)
*Lưu ý: Trường hợp bản chính dưới dạng chứng từ giấy đã nộp cho cơ quan hải quan, người khai hải quan phải lưu bản chụp. Đối với chứng từ dưới dạng điện tử, người khai hải quan phải lưu bản điện tử.
Căn cứ pháp lý:
Luật Hải quan
Thông tư 39/2018/TT-BTC