Theo thông tin bạn cung cấp, có phần diện tích đất ba bạn được thừa kế nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên ba bạn sẽ phải thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, mảnh đất mà ông bà bạn để lại không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có liên quan thì ba bạn muốn được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ xác định theo điểm 1, mục II, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao
Trường hợp giấy tờ của ông bà bạn có sự chứng thực của xã trường hợp trên có giấy tờ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm D khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013: “d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;” Trong trường hợp này, ba bạn thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế sau đó thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp không có giấy tờ thì ba bạn phải chứng minh về việc sử dụng đất ổn định lâu dài để có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai. Điều 101 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Như vậy, trong trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay thực hiện việc phân chia di sản thừa kế, ba bạn cần phải có đầy đủ các điều kiện cụ thể như sau:
- Nếu ông bà đã sử dụng đất này ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì trong trường hợp này gia đình bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
- Nếu ông bà bạn sử dụng đất ổn định trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định, việc phân chia di sản thừa kế ưu tiên sự thỏa thuận của các đồng thừa kế và việc thỏa thuận của ba anh chị em ba bạn phải được lập thành văn bản. Trường hợp mà bạn nêu ở trên thì người tỏ ý không muốn phân chia. Như vậy, ba bạn bạn và các đồng thừa kế nên ngồi lại với nhau để thỏa thuận cho rõ ràng lại phần di sản này. Do tinh thần của BLDS chính là sự thỏa thuận, nên sự thỏa thuận giữa các đương sự đương sự với nhau luôn được pháp luật ưu tiên (trừ trường hợp bắt buộc theo quy định của pháp luật). Nếu có người không đồng ý ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, thì những đồng thừa kế còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu chia di sản thừa kế.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.