Cách kiểm tra nhà đất có đang thế chấp

Chủ đề   RSS   
  • #515345 15/03/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Cách kiểm tra nhà đất có đang thế chấp

    Cách kiểm tra nhà đất có đang thế chấp hay không trước khi mua

    >>> Những rủi ro pháp lý thường gặp khi mua nhà đất và cách xử lý

    >>> Cách nhận biết Giấy tờ nhà đất giả

    Trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý, nếu không hợp đồng mua bán nhà đất đã thế chấp khiến cho hợp đồng vô hiệu.

    Không ít trường hợp người bán dù đang thế chấp ngân hàng vẫn cố tình bán bất động sản, do đó ở vị trí của một người mua chúng ta phải trang bị một số kiến thức để kiểm tra về tình trạng của bất động sản có bị thấp chấp hay không. Dưới đây là một số phương pháp để mọi người có thể tự kiểm tra tình trạng của tài sản có đang bị thế chấp ngân hàng hay không?

    Thứ nhất: Tự kiểm tra thông tin của sổ

    Khi ngân hàng nhận thế chấp thì có thể ngân hàng ghi trực tiếp vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) hoặc sẽ đính kèm một tờ giấy riêng (giữa tờ này và GCN có đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký đất đai). Các thông tin này được thể hiện ở các mặt của GCN, mặt số 3 hoặc số 4 của sổ.

    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

    Thông thường tài sản đang thế chấp hợp pháp thì do bên nhận thế chấp giữ bản chính và được cơ quan có thẩm quyền đóng dấu và ghi dòng chữ:  “Đã thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng…theo hợp đồng số...”. Trường hợp người bán muốn giấu thông tin thế chấp, có thể họ chỉ cho bạn xem bản photo hoặc sẽ gỡ tờ đó ra. Khi quan sát sẽ thấy ở 1 góc, cạnh nào đó của sổ chỉ có 1 nửa dấu giáp lai hoặc dấu của kim bấm, bạn cần lưu ý các điểm này.

    Thứ hai: Tra cứu thông tin tại các phòng công chứng

    Thông tin về thế chấp ngân hàng cũng có thể tra cứu được ở các văn phòng công chứng, bạn chỉ bản photo GCN là có thể nhờ họ tra cứu thông tin về thế chấp hoặc một số thông tin khác liên quan đến việc ngăn chặn giao dịch của bất động sản, việc tra cứu này thường là miễn phí hoặc chi phí để thực hiện rất ít tùy vào phòng công chứng.

    Thứ ba: Kiểm tra thông tin tại các cơ quan chức năng

    Thông thường bạn sẽ kiểm tra thông tin về bất động sản thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai. Chúng ta đề nghị bên bán photo một GCN để kiểm tra về tình trạng của bất động sản có đang thế chấp hay không

    Tuy nhiên những cách trên hữu hiệu nếu như bên bán thế chấp cho ngân hàng, bạn thực hiện theo cách thứ hai hoặc thứ ba sẽ không hiệu quả nếu bên bán thế chấp cho cá nhân hoặc các tổ chức cho vay “nóng”, vay “lãi cao”. Trên thực tế, việc dùng sổ đỏ thế chấp để vay nóng, vay lãi cao cho dù có hiệu lực hay vô hiệu cũng đều ảnh hưởng lớn đến việc mua và sử dụng nhà, đất.

    Thứ tư: Hỏi những người dân sống liền kề với bất động sản bạn dự định mua

    Với việc thế chấp cho các cá nhân để vay nóng vay, lãi cao hay không thì bạn không thể kiểm tra nó thông qua văn phòng đăng đất đai hoặc văn phòng công chứng được.

    Việc tìm hiểu thông tin những người dân địa phương cũng là một cách hiệu quả. Và đôi khi những người dân cư ngụ tại địa phương nơi có bất động sản dự kiến mua nắm thông tin về tình trạng bất động sản cũng như an ninh trật tự của nơi đó rất đầy đủ. Đây cũng là những thông tin quan trọng trước khi bạn ra quyết định mua.

    Đặc biệt chú ý đến vấn đề đặt cọc khi mua đất

    Nếu người bán có giấu diếm thông tin liên quan đến thế chấp hoặc thực hiện các hành vi ảnh hưởng đến giao dịch thì hợp đồng đặt cọc là bằng chứng quan trọng để bạn bảo vệ lợi ích của mình. Cần lưu ý, hợp đồng đặt cọc phải nêu đầy đủ chi tiết thống nhất như: nhân thân của cả hai bên, thời gian và địa điểm đặt cọc, bất động sản mua bán và đặc điểm, giá trị mua bán, tiền đặt cọc và cách thức thanh toán, xác định bên chịu thuế phí và lệ phí, xử lý tiền đặt cọc…

    Đây là bài viết về các vấn khi đặt cọc mọi người xem thêm:

    >>> Đặc biệt lưu ý 05 điều này khi đặt cọc chuyển nhượng nhà, đất

    Đồng thời khi mua nhà đất, tất cả nên thể hiện bằng văn bản, có chữ ký đầy đủ của hai bên, tuyệt đối tránh những giao kết bằng lời nói để hạn chế tuyệt đối các rủi ro có thể xảy ra.

    >>> 3 điều cần biết khi giao kết hợp đồng miệng

     
    36575 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    luatlogos (18/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận