Cách hủy giấy ủy quyền và những lưu ý để tránh hậu quả

Chủ đề   RSS   
  • #534831 10/12/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Cách hủy giấy ủy quyền và những lưu ý để tránh hậu quả

    Việc lập giấy ủy quyền được hiểu là hành vi pháp lý đơn phương theo yêu cầu từ một phía hoặc có thể do thỏa thuận. Vậy trong trường hợp một trong hai bên muốn hủy giấy ủy quyền thì thực hiện như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết sau:

    1. Giấy ủy quyền là gì?

    Hiện nay, việc sử dụng giấy ủy quyền được thừa nhận mà chưa có văn bản cụ thể điều chỉnh. Theo đó, giấy ủy quyền được hiểu là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.

    Ngoài ra, việc lập giấy ủy quyền có thể là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện việc ủy quyền. Nhưng thông thường việc lập giấy ủy quyền đơn phương của 01 bên.

    Xem thêm chi tiết tại đây: Giấy ủy quyền hay Hợp đồng ủy quyền?

    2. Cách hủy giấy ủy quyền

    Bước 1: Các bên có thể hủy giấy ủy quyền trong các trường hợp sau:

    * Bên Lập giấy ủy quyền có quyền đơn phương hủy giấy ủy quyền, nếu thuộc một trong 02 trường hợp dưới đây (căn cứ: Điều 569 Bộ luật dân sự 2015):

    - Trường hợp 1:  ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại;
     
    Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
     
    Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện nghĩa v; nếu không báo thì nghĩa vụ với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc giao dịch ủy quyền đã bị chấm dứt.
     
    - Trường hợp 2:  ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

    * Bên được ủy quyền có thể yêu cầu hủy giấy ủy quyền nếu thuộc các trường hợp sau:

    - Hoàn thành nghĩa vụ xong trước thời hạn quy định;

    - Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    - Công việc được ủy quyền trái với quy định pháp luật;

    Bước 2: Thanh lý giấy ủy quyền (tức hủy giấy ủy quyền gốc).

    3. Những lưu ý để tránh hậu quả sau khi hủy giấy ủy quyền

    - khi chấm dứt việc ủy quyền nên hủy bỏ văn bản gốc đã được giao cho hai bên mỗi người 1 bản,

    - Nắm rõ về Quyền của bên được ủy quyền được nêu trong giấy ủy quyền và luật dân sự quy định như sau (Điều 566 Bộ luật dân sự 2015):

    + Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

    + Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

    4. Hậu quả nếu vi phạm trong trường hợp này:

    Về dân sự:

    - Đơn phương hủy bỏ giấy ủy quyền do lỗi của bên ủy quyền quyền, thì bên ủy quyền phải trả thù lao (nếu có) cho người nhận ủy quyền và bồi thường thiệt hại (nếu có) và phải báo trước cho người nhận ủy quyền một khoản thời gian hợp lý.

    - Do lỗi của bên nhận ủy quyền quyền thì có thể sẽ mất thù lao (nếu có) và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người ủy quyền theo quy định.

    (Căn cứ: Điều 170; Điều 569 Bộ luật dân sự 2015)

    Về hình sự:

    Nếu người được ủy quyền có hành vi cố ý làm mất tài sản liên quan đến việc được người ủy quyền ủy quyền bảo quản;..(nếu có trong giấy ủy quyền) thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

    “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    ...."

    Như vậy, đối với các văn bản ủy quyền khi chấm dứt các bên phải đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bên lập ủy quyền trả thù lao (nếu có) bên được ủy quyền thực hoàn thành nghĩa vụ của mình theo nội dung giấy ủy quyền và thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì các bên có thể thỏa thuận hủy giấy ủy quyền hoặc bên lập đơn phương hủy giấy ủy quyền theo quy định.

     
    34071 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    admin (25/03/2023) huyencc2015@gmail.com (02/04/2020) ThanhLongLS (10/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận