Cách đơn giản để tính bảo hiểm xã hội một lần

Chủ đề   RSS   
  • #512961 29/01/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Cách đơn giản để tính bảo hiểm xã hội một lần

    Tình huống: A là người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Bắt đầu tham gia bảo hiểm từ tháng 01/03/2013 đến tháng 31/01/2018.

    - Mức đóng bảo hiểm qua các năm lần lượt là:

    + Năm 2013: 5.000.000 đồng

    + Năm 2014: 5.300.000 đồng

    + Năm 2015: 6.200.000 đồng

    + Năm 2016: 7.000.000 đồng

    + Năm 2017: 8.000.000 đồng

    + Năm 2018: 9.000.000 đồng

    Kể từ tháng 1/2018 A không tiếp tục tham gia bảo hiểm và vào tháng 2/2019 A muốn lấy bảo hiểm xã hội một lần thì cách tính như thế nào?

    Thứ nhất, căn cứ tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định:

    “Điều 8: Bảo hiểm xã hội một lần

    1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;”

    Như vậy, tính từ thời điểm bạn nghỉ việc tháng 1/2018 đến 2/2019 đã quá thời hạn 1 năm, trong thời gian này A cũng không tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở bất cứ đâu nữa nên A hoàn toàn đủ điều kiện để nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

    Về mức hưởng trợ cấp một lần, căn cứ tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:

    “2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

    a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

    b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

    c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

    Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

    Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần

    4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

    Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”

    Vậy công thức tính sẽ là:

    Mức hưởng = Số tháng hưởng X mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

    Ở đây khi xét trường hợp của A

    - Từ 1/1/2014 – 31/12/2017: A làm được 4 năm nên A được tính 8 tháng mức bình quân tiền lương

    - Từ 1/3/2013-31/12/2013: A làm 10 tháng, thời hạn này chưa đủ một năm nên 10 tháng lẻ này sẽ được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2014 trở đi

    - Từ 1/1/2018 – 31/1/2018: A làm được 1 tháng

    Trong hai giai đoạn từ 1/3/2013 – 31/12/2013 và 1/1/2018 – 31/1/2018 tổng số tháng mà A làm được là: 10 tháng (năm 2013) + 1 tháng (năm 2018) = 11 tháng, thời gian này sẽ được tính thành 1 năm và A sẽ được hưởng 2 tháng mức bình quân tiền lương.

    Như vậy, xét trong trường hợp của A từ tháng 3/2013 đến tháng 31/01/2018 tổng thời gian được hưởng 10 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Thứ hai, về cách tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

    “Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

    2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.”

    Theo đó, tại Khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau: 

    “Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

    2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”

    Như vậy, để tính ra mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, chúng ta cần tính trung bình cộng tiền lương tất cả các tháng đóng bảo hiểm từ tháng 01/03/2013 đến tháng 31/1/2018.

    Lưu ý: tiền lương các tháng trước khi tính bình quân cần phải được điều chỉnh theo mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng:

    Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm X Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

    Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện được quy định tại Điều 2 Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

    Năm

    Trước 1995

    1995

    1996

    1997

    1998

    1999

    2000

    2001

    2002

    2003

    2004

    2005

    2006

    Mức điều chỉnh

    4,72

    4,01

    3,79

    3,67

    3,41

    3,26

    3,32

    3,33

    3,20

    3,10

    2,88

    2,66

    2,47

    Năm

    2007

    2008

    2009

    2010

    2011

    2012

    2013

    2014

    2015

    2016

    2017

    2018

    2019

    Mức điều chỉnh

    2,28

    1,86

    1,74

    1,59

    1,34

    1,23

    1,15

    1,11

    1,10

    1,07

    1,04

    1,00

    1,00

    Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của A được tính như sau:

    Thời gian

    Số tháng

    Lương tháng (đồng)

    Lương năm làm việc (đồng)

    1/3/2013 -31/12/2013

    10

    5.750.000

    57.500.000

    1/1/2014 -31/12/2014

    12

    5.883.000

    70.596.000

    1/1/2015 -31/12/2015

    12

    6.820.000

    81.840.000

    1/1/2016 -31/12/2016

    12

    7.280.000

    87.360.000

    1/1/2017 -31/12/2017

    12

    8.000.000

    96.000.000

    1/1/2018 -31/1/2018

    1

    9.000.000

    9.000.000

     

    Tổng số tháng: 59

     

    Tổng số lương:

    402.296.000

    => Mức bình quân tiền lương của A là: (402.296.000 : 59) = 6.818.576 (đồng)

    Như vậy, số tiền bảo hiểm xã hội một lần A nhận được cho thời gian làm việc là là: 10 tháng x 6.818.576 = 68.185.760 đồng.

     
    4143 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận