Đây là “nguyện vọng” của một bộ phận không nhỏ người lao động, họ mong muốn số tiền đóng bảo hiểm xã hội được giảm xuống mức thấp nhất để tiền lương thực nhận hàng tháng được cao hơn nhằm chăm lo cho bản thân và gia đình tốt hơn.
Về vấn đề này, mình xin chia sẻ một số nội dung như sau:
Thứ nhất, mong muốn của người lao động là chính đáng nhưng phải đúng theo quy định của pháp luật, người lao động có thể xem qua các khoản tính đóng và không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2017 để hiểu rõ.
Thứ hai, nhiều công ty dựa vào các khoản tính đóng và không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2017 để “lách luật” nhằm giúp người sử dụng lao động và người lao động giảm số tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể như sau:
- Kê khai các khoản có tính đóng bảo hiểm xã hội ở mức bằng hoặc cao hơn một chút so với số tiền mà Luật định.
- Số tiền còn lại kê khai vào các khoản không tính đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Thực tế thu nhập hằng tháng của chị A (tại Quận 1, TP.HCM) như sau: Lương 10.000.000 đồng, Phụ cấp chức vụ 5.000.000 đồng (Tổng cộng 15.000.000 đồng).
Nhưng kế toán lại kê khai như sau: Lương 4.100.000 đồng, Phụ cấp chức vụ 500.000 đồng, số tiền còn lại được kê khai vào các khoản không tính đóng bảo hiểm xã hội (như là: Thưởng sáng kiến theo Điều 103 của Bộ luật lao động 2012, tiền ăn giữa ca…).
Như vậy, số tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động sẽ được giảm đáng kể.
Tuy nhiên, mình không cổ xúy cho việc này, cũng như mọi người không nên làm như vậy, tốt nhất là làm đúng luật (sự thật thế nào thì khai như vậy). Vì:
- Nếu cơ quan bảo hiểm xã hội phát hiện công ty “lách luật” thì … => Hơi mệt đó nha!
- Nếu kê khai ít thì sẽ hưởng chế độ ốm đau ít (nếu không may bị ốm đau), trợ cấp thất nghiệp ít (nếu không may bị thất nghiệp)
- Nếu kê khai ít thì khi về hưu chúng ta nhận một khoản lương hưu ít (Căn cứ Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội 2014), khi đó không đủ tiền chi tiêu cho cuộc sống tuổi già - đây gọi là sướng trước khổ sau.