Các vấn đề pháp lý với hợp đồng dài hạn của công nhân thời vụ

Chủ đề   RSS   
  • #582384 31/03/2022

    Các vấn đề pháp lý với hợp đồng dài hạn của công nhân thời vụ

    Nếu ký Hợp đồng dài hạn với công nhân thời vụ (có số công dưới 14 ngày/tháng) thì sẽ phát sinh các vấn đề pháp lý gì về lao động, bảo hiểm xã hội?

    Nếu bản chất thuê mướn những người lao động trên làm công việc mang tính chất thường xuyên, chịu sự kiểm soát, ràng buộc như những người lao động thường trực trong công ty (về chấp hành nội quy, giờ giấc làm việc,...) thì phải ký hợp đồng lao động. 

    Trường hợp trong tháng làm không trọn thời gian (chỉ dưới 14 ngày/tháng) thì bản chất ở đây nó vẫn là HĐLĐ và cơ quan BHXH có thể xác định do tính chất công việc mình phải làm thời gian như vậy nhưng nó mang tính thường xuyên từ tháng này qua tháng khác => vẫn phải tham gia đóng BHXH cho NLĐ để đảm bảo quyền lợi.

    Về mặt quy định thì không có nêu cụ thể nhưng trên thực tế thì cơ quan BHXH sẽ theo hướng xử lý như vậy ạ. 

    Tức là ở đây mặc dù ngày công trong tháng ít, nhưng tính chất công việc mang tính thường xuyên, kéo dài thì cơ quan BHXH vẫn có thể yêu cầu mình tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ. 

    Nếu Hợp đồng dài hạn với lao động cao tuổi, số công dưới 14 ngày/tháng thì như thế nào?

    Đối với trường hợp NLĐ cao tuổi thì cũng tương tự như trên, điểm khác nhau trong trường hợp này chỉ là mình lưu ý thêm những vấn đề sau theo quy định tại Điều 148, 149 Bộ luật lao động 2019:

    - Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

    - Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

    - Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

    - Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

    >> Chỉ quy định có quyền thỏa thuận về việc rút ngắn thời gian làm việc hàng ngày nhưng rút ngắn bao nhiêu thì quy định không nêu, quan trọng là việc thỏa thuận của đôi bên thôi. 

     
    284 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #583186   29/04/2022

    Các vấn đề pháp lý với hợp đồng dài hạn của công nhân thời vụ

    Trước đây, khi có nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ, người sử dụng lao động và người lao động có thể ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

     Tuy nhiên, theo quy định mới tại Bộ luật Lao động năm 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021), loại hợp đồng này đã bị loại bỏ. Thay vào đó, tại Điều 20 Bộ luật Lao động chỉ ghi nhận 02 loại hợp đồng:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

    Như vậy, nếu cần sử dụng lao động làm công việc thời vụ, các bên phải tiến hành ký hợp đồng lao động có thời hạn. Thời hạn cụ thể của hợp đồng này vẫn do người lao động và người sử dụng tự thỏa thuận: 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng,… nhưng không quá 36 tháng.

     
    Báo quản trị |