Các ưu đãi của chính phủ cho công ty phần mềm

Chủ đề   RSS   
  • #425976 31/05/2016

    TrancyTNTran

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các ưu đãi của chính phủ cho công ty phần mềm


    Chào luật sư,

    Công ty mình 100% vốn đầu tư nước ngoài có ngành nghề kinh doanh như sau:

    1) Dịch vụ thực hiện phần mềm, bao gồm:

        - Dịch vụ lập trình ( Mã ngành kinh tế Việt Nam: 6201; Mã CPC: 842 )

        - Dịch vụ bảo dưỡng hệ thống ( Mã ngành Kinh tế Việt Nam: 6209; Mã CPC: 842 )

    2) Dịch vụ tư vấn liên quan tới lắp đặt phần cứng máy tính ( Mã ngành kinh tế Việt Nam: 6202, Mã CPC: 841 )

    Vậy với ngành nghề kinh doanh trên có được xem là ngành " Sản xuất sản phẩm phần mềm" không? Thuật ngữ " Sản xuất sản phẩm phần mềm" có quy định tại văn bản pháp luật nào không?

    Với ngành nghề như trên, thì có được hưởng những ưu đãi nào của chính phủ khi công ty mình bán sản phẩm phần mềm cho khách hàng nước ngoài do bên mình làm ra theo yêu cầu của họ. Công ty mình chỉ làm ra sản phẩm cho khách hàng nước ngoài, không có khách hàng trong nước.

    Chân thành cảm ơn quý luật sư đã dành thời gian trả lời.

     
    16269 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445059   09/01/2017

    clevietkimlaw4
    clevietkimlaw4
    Top 500
    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2016
    Tổng số bài viết (153)
    Số điểm: 876
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 28 lần


    Chào bạn,

    Đối với câu hỏi của bạn, tôi xin có một vài góp ý như sau;

    Thuật ngữ “ sản xuất sản phẩm phầm mềm “ được quy định tại khoản 3 điều 3 thông tư 16/2014/TT-BTTTT quy định về hoạt động sản xuất sản phẩm phầm mềm như sau:
    Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng đúng quy trình là hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật, tham gia thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm nhằm tạo mới hoặc nâng cấp, chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm phần mềm.”
    Theo Quyết định 337/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam năm 2007, có cụ thể hóa những ngành nghề trên như sau:
    - Lập trình máy vi tính (Mã ngành 6201) bao gồm hoạt động viết, sửa, thử nghiệm và trợ giúp các phần mềm theo yêu cầu sử dụng riêng biệt của từng khách hàng, gồm cả lập trình các phầm mềm nhúng.
    -Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính bao ( mã ngành 6202) gồm: Hoạt động lập và thiết kế các hệ thống máy tính tích hợp các phần cứng, phần mềm máy tính và công nghệ giao tiếp. Các đơn vị được phân loại vào nhóm này có thể cung cấp các cấu phần phần cứng, phần mềm của hệ thống như một phần các dịch vụ tổng thể của họ hoặc các cấu phần này có thể được cung cấp bởi bên thứ ba. Các đơn vị này thường thực hiện cài đặt hệ thống, đào tạo, hường dẫn và trợ giúp khách hàng của hệ thống, quản lý và điều hành hệ thống máy tính của khách hàng và/hoặc công cụ xử lý dữ liệu; các hoạt động chuyên gia và các hoạt động khác có liên quan đến máy vi tính.
    -Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính (mã ngành 6209) bao gồm Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và máy vi tính khác chưa được phân loại vào đâu như: khắc phục các sự cố máy vi tính và cài đặt phần mềm.
    Khái niệm sản xuất phần mềm là khái niệm chung, còn việc sản xuất phần mềm cá biệt cho từng khách hàng sẽ được xếp vào nhóm lập trình máy vi tính ( mã ngành 6201) hoặc cài đặt phần phềm( mã ngành 6209). Do vậy, với các ngành nghề kinh doanh trên thì công ty bạn được coi là kinh doanh hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.

    Chính phủ có những ưu đãi đối với ngành sản xuất phần mềm như sau:
    1.Thuế GTGT
    Theo điều 4 khoản 21 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về những đối tượng không chịu thuế GTGT có quy định
    “Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật”
    Như vậy sản xuất phần mềm máy tính và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
    2. Thuế TNDN
    Điều 19, khoản 1 phần b Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:
    “Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực:
    ….; sản xuất sản phẩm phần mềm…”

    Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế như sau”
    ” 1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với:
    a. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.”

    Theo quy định trên, các doanh nghiệp sản xuất phần mềm, kể từ lúc thành lập, sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN như sau:
    • Năm thứ 1 đến năm thứ 4: Miễn thuế Thu nhập Doanh nghiệp
    • Năm thứ 5 đến năm thứ 13: Giảm 50% thuế Thu nhập Doanh nghiệp với thuế suất 10%, tức chỉ phải nộp 5%
    • Năm thứ 14 và 15: Nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp với thuế suất 10%
    • Từ năm thứ 16: Nộp 100% thuế Thu nhập Doanh nghiệp theo thuế suất phổ thông (từ 2016 là 20%)
    Ngoài ra, các doanh nghiệp này sẽ không phải đóng thuế Giá trị gia tăng cho phần sản xuất phầm mềm.

     

    Hy vọng rằng những góp ý vừa rồi của tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu có thắc mắc gì thêm, bạn vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể hơn.

     

    Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Minh Trang

     

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn clevietkimlaw4 vì bài viết hữu ích
    SETAVN (03/12/2019) DK12345678998 (10/12/2019)